Bản tin Tây Ninh

Mất ngủ - nỗi ám ảnh kinh hoàng

Người xưa đã có câu:

“Ăn được, ngủ được là tiên

Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo”.

Nói như vậy để biết giấc ngủ quan trong như thế nào đối với con người chúng ta. Vậy nếu chúng ta đang không ngủ được hay nói cách khác là mất ngủ, thì sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề trong bài viết này nhé!

Mất ngủ - nỗi ám ảnh kinh hoàng

Mất ăn không bằng mất ngủ

Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Nếu mất ngủ, mọi thứ sẽ đi ngược lại.

Mất ngủ có nhiều dạng như: thức giấc giữa đêm, trằn trọc không khó vào giấc ngủ, khó ngủ trở lại, thức sớm.

Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng, stress
  • Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ
  • Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...
  • Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ...

Mất ngủ - nỗi ám ảnh kinh hoàng 1

Mất ngủ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe

Đối với mất ngủ kéo dài, những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến bệnh mất ngủ mãn tính là do người bệnh có thể bị gặp những vấn đề về sức khỏe hoặc bị mắc một số bệnh sau:

  • Bị dị ứng
  • Viêm khớp
  • Bệnh tim
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Thay đổi nội tiết tố

Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.

Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng gây ra bệnh mất ngủ.

Tác hại của bệnh mất ngủ

Mất ngủ - dù cấp độ nhẹ hay mãn tính thì đều gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm
  • Suy giảm khả năng nhận thức
  • Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...

Ngoài ra, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý khác như:

  • Mất ngủ gây bệnh tim mạch
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp,…

Một số phương pháp điều trị chứng mất ngủ

Mất ngủ - nỗi ám ảnh kinh hoàng 2

Thuốc ngủ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Sau đây là một số phương pháp cơ bản nhất để chữa trị các chứng mất ngủ:

  • Thứ nhất, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ như: uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
  • Thứ hai, luôn tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ …
  • Thứ ba, điều trị bằng một số loại thuốc để điều trị bệnh mất ngủ như các loại thuốc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thứ tư, điều trị bằng các liệu pháp tâm lý bàng cách để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 - 15 phút thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, ...

Bệnh mất ngủ chúng ta tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng thật là một nỗi kinh hoàng đúng không. Nếu ai đang mất ngủ và đọc được bài viết này, hãy cố gắng xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, để chẩn đoán và chỉ định điều trị chính xác nhất, người bệnh nên đên trung tâm y tế để nhận được sự tư vấn và ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: