Bản tin Tây Ninh

Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cập nhật mới nhất

Nắm rõ trách nhiệm và mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những quy định pháp luật vấn đề này.

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng và được hưởng bảo hiểm xã hội.
  • Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Điều 86 và trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để đóng cùng thời điểm vào quỹ BHXH.
  • Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 45 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
  • Cùng cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho người lao động; xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin tài liệu liên quan đến việc đóng và hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
  • Định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp phải niêm yết công khai thông tin về đóng BHXH cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
  • Hàng năm niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Quyền của người lao động

Quy định tại điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ được hưởng những quyền sau:

  • Người lao động được quyền từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Người lao động được quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện các đơn vị liên quan về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Căn cứ tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp như sau:

Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động
Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp năm 2022

Điều 2 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

  • Mức đóng: Bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
  • Thời gian áp dụng: 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Mục II Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 quy định về đối tượng áp dụng, mức giảm đóng và thời gian giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đối tượng áp dụng

Người sử dụng lao động được quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm, không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.

Mức giảm đóng

Các doanh nghiệp là người sử dụng lao động sẽ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian thực hiện giảm mức đóng

Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022. Như vậy thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm năm 2022 sẽ được chia làm 3 giai đoạn cụ thể là:

  • Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm giai đoạn từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/6/2022;
  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp giai đoạn từ ngày 01/07/2022 đến hết ngày 30/9/2022;
  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp giai đoạn từ ngày 01/10/2022 trở đi.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp năm 2022
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp năm 2022

Trên đây là một số thông tin về mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động theo đúng quy định. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc cần tư vấn trực tiếp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng tư vấn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Xem thêm: