Bản tin Tây Ninh

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại & bền vững

Mặc dù ngành chăn nuôi toàn tỉnh Tây Ninh đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tỉnh vẫn đẩy mạnh việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại - an toàn và bền vững.

Áp dụng nhiều mô hình mới vào chăn nuôi

Trước tình trạng giá vật tư tăng, thức ăn gia súc, gia cầm cũng tăng cao, trong khi dịch bệnh tràn lan… đã đẩy ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng không nản chí, người chăn nuôi đã tìm hiểu và thay đổi cách thức chăn nuôi hiện tại, thay vào đó sẽ áp dụng nhiều mô hình mới nhằm đem đến hiệu quả và bền vững.

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại & bền vững 1

Áp dụng mô hình mới vào chăn nuôi

Mô hình tiêu biểu cần được kể đến đó là: Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi của Công ty TNHH SX DV Phúc Thịnh Vượng (ấp Gia Tân, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bảng).

Đây là mô hình tiên phong và áp dụng thành công quá trình chủ động chăn nuôi, đưa vào giết mổ và tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường.

Bắt đầu từ năm 2016, từ mô hình chăn nuôi giống bò ngoại, Công ty đã triển khai các hạng mục giết mổ và cung ứng sản phẩm thịt bò + bò viên (đạt tiêu chuẩn VietGAP) đến thị trường. Cho đến nay, Công ty đã trở thành nơi cung ứng, sản xuất thực phẩm theo chuỗi giá trị và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.

Theo đó, Công ty nuôi gần 50 con bò đực, 70 con bò sinh sản, 400 bò thịt (giống Thái và Úc). Công ty đã áp dụng quy trình chăn nuôi hiện đại, đạt chuẩn VietGAHP. Đó là giống bò nhập vào được tuyển chọn khắt khe, cùng nguồn thức ăn đảm bảo an toàn, chất lượng để tạo ra sản phẩm thịt đạt chất lượng cao.

Không chỉ trang trại bò của Công ty Phúc Thịnh Vượng, mà hiện nay trên địa bàn tỉnh, hàng loạt các gia trại, trang trai nuôi heo khác cũng đang dần dần áp dụng mô hình mới vào sản xuất. Đó là mô hình ứng dụng công nghệ trại lạnh, kín, tự động hóa các khâu ăn uống… Kết quả là toàn tỉnh có được 15 trang trại heo được cấp giấy chứng nhập VietGAP.

Hay mô hình chăn nuôi vịt ở ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành cũng đạt được những kết quả tốt đẹp. Theo đó, vịt được nuôi theo quy trình và phương pháp hiện đại - mô hình vịt thương phẩm - với 900 con trên sàn kết hợp với thả cá.

Chủ một trang trại nuôi vịt áp dụng mô hình này cho biết, vịt được nuôi trên sàn sẽ ít thiệt hại do dịch bệnh hơn, nhờ đó nâng tỷ lệ sống sót lên đến 95%. Thêm nữa, đàn vịt lớn đều, nhanh lớn, tăng thời gian xuất chuồng.

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại & bền vững 2

Chăn nuôi vịt thời hiện đại

Định hướng phát triển bền vững

Định hướng phát triển của tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới đối với ngành chăn nuôi đó là: Phát triển bền vững thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Đồng thời, gia tăng gia trại công nghiệp quy mô lớn và giảm dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Không chỉ chú trọng việc mở rộng quy mô, tỉnh còn khuyến khích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong từng khâu tạo giống, chọn thực ăn. Nhờ vậy, năng suất của các loại vật nuôi đã được cải thiện rõ rệt.

Heo là vật nuôi tiềm năng của tỉnh Tây Ninh. Hiện nay một số doanh nghiệp tại Thái Lan, Indonexia… đang có hướng đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn trên địa bàn này. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi của tỉnh, khi tình trạng heo nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi ngày một nhiều.

Ngoài heo, bò cũng là vật nuôi sẽ được chú trọng phát triển bền vững trong giai đoạn 2016 - 2020. Vì bò Tây Ninh là nguồn cung cấp thịt chính cho thị trường thịt bò ở Tp.HCM.

Xem thêm: