Bản tin Tây Ninh

Khám phá lễ hội núi Bà Đen: đặc trưng cho nền văn hóa Nam Bộ

Lễ hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội vào mùa xuân lớn nhất tại miền Nam nước ta. Nói đến sức hút của lễ hội này phải nhắc đến giá trị tâm linh của ngọn núi Bà Đen nổi tiếng. Không chỉ có dân địa phương mà rất nhiều du khách đã đến đây để hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt này. Theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội đặc biệt này ở Tây Ninh ngay nào!

Lễ hội núi Bà Đen tổ chức ở đâu?

Đúng như tên gọi của mình, lễ hội núi Bà Đen được tổ chức trên ngọn núi Bà Đen thuộc địa phận xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh. Núi Bà Đen là nơi thờ “Linh Sơn Thánh Mẫu” - một người con gái bỏ nhà, trốn duyên lên núi xuất gia cầu đạo. Cho đến nay, nó vẫn chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc.

Là một địa điểm gắn liền với nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, nơi đây giúp Tây Ninh trở thành vùng đất tâm linh được xếp vào hàng bậc nhất của vùng Nam Bộ. Hệ thống núi Bà Đen bao gồm 3 ngọn núi chính là núi Bà, núi Heo và núi Phụng. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm hang động tự nhiên hoang sơ, kỳ vĩ và các chùa chiền khác tại nơi đây.

Khám phá lễ hội núi Bà Đen: đặc trưng cho nền văn hóa Nam Bộ 1 

Hàng năm, lễ hội núi Bà Đen luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch ghé thăm

Lễ hội núi Bà Đen được tổ chức như thế nào?

Hàng năm, cứ vào thời gian từ 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch, du khách từ khắp các tỉnh ,thành phố sẽ đổ về đây để hành hương, bái lễ, cầu bình an cho một năm mới tốt lành. Thời điểm đông đúc nhất của núi Bà Đen thường rơi vào ngày mùng 4 âm lịch.

Ngoài Tết, lễ hội núi Bà Đen cũng là lễ hội lớn nhất trong năm tại núi Bà Đen. Lễ hội này còn có tên gọi thân thuộc là lễ hội vía bà được tổ chức vào tháng 5 âm lịch. Buổi lễ được bắt đầu bằng lễ Mộc Dục cử hành vào lúc 00h ngày 4 tại điện thờ. Nghi lễ được thực hiện bởi 6 người phụ nữ trung niên, trong đó có 3 ni cô tiến hành nghi thức tắm tượng.

Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ tôn nghiêm này, sẽ đóng kín cửa điện, tắt gần hết nến và không cho người lạ đi vào. Khi nghi lễ đã được hoàn tất, cửa điện sẽ được mở ra, thắp sáng toàn bộ nến và du khách có thể tiến vào điện để khấn vái. Ngoài ra, điện Bà cũng tổ chức nhiều nghi thức, lễ hội dân gian khác như: múa đồ chơi, hát bóng rối chào mời, múa dâng bông, hát chặp bóng tuồng hài “Địa Nàng”,…

Khám phá lễ hội núi Bà Đen: đặc trưng cho nền văn hóa Nam Bộ 2

Du khách không quản đường xa xôi đến lễ hội núi bà Đen để cầu bình an, may mắn

Đến ngày mùng 5, tức là ngày lễ vía Bà chính thức sẽ diễn ra với nghi lễ “Trình Thập Cúng”. Lễ dâng sẽ bao gồm 10 món, các vị sư sẽ thay nhau tụng kinh liên tục trước điện Bà. Đến ngày 6, các sư sãi sẽ đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn. Buổi chiều sau lễ cúng ngọ là lễ thí thực cô muối và khi đêm đến, các nhà sư sẽ tiếp tục đọc kinh siêu độ.

Những nghi thức trong lễ hội núi Bà Đen vừa mang tính chất trang nghiêm của Phật giáo vừa thể hiện được tín ngưỡng dân gian truyền thống. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong bình an, mong muốn những điều tốt lành về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đây chính là nét đẹp đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam Bộ.

Xem thêm: