Bản tin Tây Ninh

Khám phá Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tây Ninh

Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 8 (âm lịch), tại Báo Ân Từ - nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh (thuộc thị trấn Hòa Thành). Đại lễ do Hội Thánh Cao Đài chủ trì thực hiện.

Khám phá Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tây Ninh 1

Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức tại Báo Ân Từ

Nguồn gốc lễ hội

Rằm tháng 8 năm 1925, lễ hội lần đầu tiên được tổ chức tại nhà của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư (ở Sài Gòn).

Theo đó, ba vị là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang được Thất nương tiết lộ cho biết một chút về Diêu Trì Cung ở thiên đình. Diêu Trì Cung, trên có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cử vị Tiên nương. Người trực tiếp nói chuyện với ba vị trên là Thất nương - vị nương nương thứ 7.

Sau khi được Thất nương tiết lộ một chút thông tin, ba vị liền xin Thất nương cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương. Thất nương cho biết, phải trai giới trước ba ngày và tìm cho được Ngọc Cơ để cầu.

Mặc dù cảm thấy khó hiểu, nhưng dường như được tiên nhân mách bảo, ba vị đã tìm được Ngọc Cơ rồi cầu Nương Nương vào ngày Rằm Tháng Tám. Đúng đêm đó, Đức Chí Tôn giáng trần, bảo ba vị làm việc chay để kính lễ Đức Phật Mẫu và Cửu Thiên Nương Nương.

Khám phá Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tây Ninh 2

Đại lễ diễn ra vào Rằm tháng Tám hàng năm

Ngay sau bữa tiệc, lệnh bà và Cửu vị Tiên nương lần lượt giáng cơ để nói lời cảm ơn rồi cho mỗi vị một bài thi 4 câu để làm kỷ niệm.

Từ đó, Rằm tháng Tám chính là thời điểm hàng trăm tín đồ Cao Đài từ các tỉnh thành trong và ngoài nước đến Nội ô Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh để tham dự Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung hàng năm.

Diễn biến đại lễ

Vào ngày Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, xung quanh Báo Ân Từ sẽ được trang trí rực rỡ bởi sắc màu của hoa quả phẩm, đèn trang trí lộng lẫy tại hơn 100 gian trưng bày của trên 400 họ đạo, ban đại diện Hội Thánh, các cơ quan của đạo từ trung ương đến địa phương…

Khám phá Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tây Ninh 3

Đại lễ thu hút rất đông lượng người tham gia

Cũng như các lễ hội khác, đại lễ cũng được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội.

Phần lễ:

  • Hội Thánh cúng Tiểu Đàn tại Đền Thánh vào thời Tý (tức 0 giờ ngày 15/08 AL);
  • Sau đó cũng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân Từ vào giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa ngày 15/08 AL);
  • 22h ngày 15/08 AL phần lễ sẽ diễn ra tại Báo Ân Từ;
  • Và cuối cùng là buổi lễ cầu an và phát quà cho thiếu nhi vào 6 giờ sáng ngày 16/8 AL.

Phần hội:

  • Phần hội của Đại lễ sẽ bao gồm các tiết mục rước cộ bông hình Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên nương và Tam Thiên Quân (Phước - Lộc - Thọ);
  • Múa Long Mã, Tứ Linh (Rồng nhang, Ngọc kỳ lân, Quy, Phụng);
  • Đội Nhạc múa sắc tộc… diễu hành từ Báo Ân Từ đén Đền Thánh vòng qua Đông Tây khán đài.

Ý nghĩa của đại lễ

Sự tham gia của đông đảo tín đồ đạo Cao Đài phái Tây Ninh trên toàn quốc đã tạo nên nét văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.

Khám phá Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tây Ninh 4

Đại lễ mang ý nghĩa lớn đối với tín đồ đạo Cao Đài phái Tây Ninh

Nếu có dịp du lịch đến Tây Ninh vào thời điểm diễn ra đại lễ, du khách sẽ được hòa mình vào không khí vui nhộn, náo nhiệt của người dân nơi đây khi họ đang tất bật, chuẩn bị cho đại lễ.

Phải đến tận nơi, chứng kiến tận mắt thì mới thấy được hết sự tài năng, khéo léo của những tín đồ đạo Cao Đài. Khi mỗi gian hàng có mặt tại đó là một công trình có ý nghĩa về sự tín ngưỡng, tôn giáo hoặc mang ý nghĩa giáo dục con người hướng thiện, làm việc thiện.

Chỉ đến tận đây và tham gia vào lễ hội thì mới thấy được cảnh hàng chục vạn người đi lễ hội với một tinh thần phấn khởi, một lòng tin bất diệt rằng sẽ được Đức Phật Mẫu và Cửu vị tiên nương ban phước lành.

Lễ hội ngoài việc tưởng nhớ đến Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương thì còn là dịp để tịnh tâm, suy niệm về cuộc đời của mình.

Xem thêm: