Bản tin Tây Ninh

Trách nhiệm dân sự là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm dân sự

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Lúc này, chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Vậy trách nhiệm dân sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Trách nhiệm dân sự là gì?

Vì trách nhiệm dân sự là một loại của trách nhiệm pháp lý nên trước khi tìm hiểu trách nhiệm dân sự là gì, các bạn cần nắm rõ khái niệm trách nhiệm pháp lý.

Cụ thể, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh. Theo đó, chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

Từ đó, chúng ta có thể định nghĩa khái quát trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể bắt buộc phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế mà pháp luật quy định khi có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,... của một chủ thể khác. Hoặc chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Mục đích của trách nhiệm dân sự là bù đắp các tổn thất về vật chất, tinh thần cho người bị hại.

Trách nhiệm dân sự là gì?
Trách nhiệm dân sự là gì?

Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Các bạn có thể nhận biết trách nhiệm dân sự dựa trên các đặc điểm sau:

  • Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự phải xuất phát từ các hành vi vi phạm luật dân sự.
  • Trách nhiệm dân sự là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mang tính tài sản.
  • Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của bên vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích của bên bị vi phạm.
  • Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự bao gồm: Người vi phạm nghĩa vụ, pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo quy định pháp luật của người chưa thành niên vi phạm luật dân sự,...
  • Người chịu trách nhiệm dân sự phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Nếu có thiệt hại thực tế thì phải bồi thường cho người bị hại.
  • Mục đích của trách nhiệm dân sự là đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị xâm phạm.
Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Công dân phải chịu trách nhiệm dân sự khi nào?

Trách nhiệm dân sự được phát sinh trong trường hợp bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền được quy định tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015.

Vi phạm nghĩa vụ chính là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện các nghĩa vụ đúng thời gian và đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Như vậy, trách nhiệm dân sự chỉ được phát sinh khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình. Các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ về chủ thể, thời hạn, địa điểm, phương thức, nội dung, đối tượng,... đều được xem là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự. Hình thức chịu trách nhiệm dân sự có thể là trách nhiệm tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ hoặc là trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp phải chịu trách nhiệm dân sự
Các trường hợp phải chịu trách nhiệm dân sự

Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự

Theo khoản 2, 3 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định hai trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự bao gồm:

  • Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ do điều kiện bất khả kháng sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự (trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).
  • Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có chứng cứ chứng minh việc không thực hiện được nghĩa vụ hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình không phải do cố ý mà do điều kiện khách quan, họ không thể lường trước được. Trong trường hợp này, dù không thực hiện được nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự do trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan, không tính toán trước, cũng không thể khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Ngoài ra còn có trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ của mình cũng được loại trừ khỏi trách nhiệm dân sự nếu lỗi không thực hiện được hoàn toàn thuộc về bên có quyền.

Xuất phát nguyên nhân của việc nghĩa vụ không được thực hiện lại là do bên có quyền gây ra. Lúc này, bên có quyền phải chịu hoàn toàn rủi ro, thiệt hại do sai sót của mình.

Trường hợp bất khả kháng sẽ được loại trừ khỏi trách nhiệm dân sự
Trường hợp bất khả kháng sẽ được loại trừ khỏi trách nhiệm dân sự

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về trách nhiệm pháp lý mà chúng tôi đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn. Tìm hiểu qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng nắm được trách nhiệm dân sự là gì rồi phải không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về chủ đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

>>>> Xem thêm: