Bản tin Tây Ninh

Thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp [CHI TIẾT NHẤT]

Trong trường hợp tài sản hết hạn sử dụng, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ thanh lý bao gồm những gì? Thủ tục thanh lý được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định được chia thành hai loại là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:

  • Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm các tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, tham gia nhiều vào quá trình kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu như máy móc, trang thiết bị, nhà cửa, phương tiện giao thông,...
  • Tài sản vô hình bao gồm các tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình. Các tài sản này tham gia nhiều vào quá trình kinh doanh như bằng phát minh, sáng chế, quyền pháp hành, quyền tác giả,...

Khái niệm tài sản cố định được quy định tại điều 35, thông tư 200 như sau: Tài sản cố định là tư liệu lao động, là tài sản hữu hình và thỏa mãn được các tiêu chí:

  • Việc sử dụng tài sản đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Thời gian sử dụng tài sản phải từ 1 năm trở lên.
  • Tài sản phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và nguyên giá tài sản phải được xác định chính xác theo quy định của pháp luật.
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là gì?

Thời điểm cần thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tiến hành thanh lý tài sản cố định trong những thời điểm sau:

  • Tài sản cố định bị hư hỏng và không còn khả năng sử dụng được nữa.
  • Tài sản cố định không còn phù hợp với các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tức công năng sử dụng của tài sản cố định đã lạc hậu về mặt công nghệ và kỹ thuật.
  • Khi doanh nghiệp nhượng bán, giải thể hoặc sáp nhập cũng có thể thực hiện thanh lý tài sản cố định.
  • Doanh nghiệp tự quyết định thanh lý tài sản cố định, dù cho tài sản cố định đó chưa khấu hao hết hay đã khấu hao hết.
  • Khi thực hiện thanh lý tài sản cố định, bắt buộc doanh nghiệp phải có “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.
Thời điểm cần thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp
Thời điểm cần thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những gì?

Khi thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định.
  • Quyết định Thanh lý tài sản cố định.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định. Riêng với biên bản này, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 bản, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng thanh lý tài khoản. Còn bản kia sẽ chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ.
  • Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý.
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Hóa đơn bán tài sản cố định.
  • Thanh lý hợp đồng.
Hồ sơ thanh lý tài sản cố định
Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

Thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Quy trình thanh lý tài sản cố định được quy định rõ ràng tại mục 3.2.2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng để lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục tài sản cần thanh lý theo các mẫu quy định.
  • Bước 2: Thủ trưởng đơn vị đưa ra quyết định thanh lý tài sản cố định. Đồng thời thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản thanh lý.
  • Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý, tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp.
  • Hội đồng thanh lý tài sản bao gồm: Thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, kế toán tài sản, trưởng bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản, đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý, đại diện có hiểu biết về đặc điểm, tính năng của tài sản và đại diện đoàn thể.
  • Bước 4: Tiến hành thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hình thức xử lý tài sản. Tài sản có thể bán lại hoặc hủy nếu không còn giá trị sử dụng.
  • Bước 5: Tổng hợp và xử lý kết quả thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Hội đồng thanh lý tài sản đảm nhiệm nhiệm vụ lập Biên bản thanh lý tài sản cố định. Bộ phần kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp
Thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Trên đây là chi tiết thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp chi tiết. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng khi gặp trường hợp tương tự nhé. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>>>> Xem thêm: