Bản tin Tây Ninh

Thẩm định là gì? 2 đặc điểm cơ bản của thẩm định bạn cần biết

Các loại công trình muốn được cấp phép xây dựng thì cần phải thẩm định. Một mảnh đất muốn nhận đền bù cũng cần trải qua hoạt động thẩm định tài sản. Vậy thẩm định là gì? Đặc điểm của thẩm định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm thẩm định là gì?

Thẩm định là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luật mang tính pháp lý bằng văn bản liên quan đến một vấn đề nào đó. Việc thẩm định sẽ do một cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp biên soạn.

Việc thẩm định có thể được thực hiện với nhiều vấn đề khác nhau như: Thẩm định hồ sơ, thẩm định báo cáo, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế xây dựng, thẩm định dự thảo, quy phạm pháp luật,...

Ngoài ra, định nghĩa về thẩm định còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà sẽ có cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu chung thẩm định chính là việc đưa ra các đánh giá mang tính chuyên môn trên các tiêu chí nhất định của một lĩnh vực. Việc thẩm định sẽ được tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau và sẽ do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.

Thẩm định là gì?
Thẩm định là gì?

Đặc điểm cơ bản của thẩm định

Sau khi hiểu khái niệm về thẩm định, nhiều bạn sẽ thắc mắc về đặc điểm của hoạt động này. Đặc điểm thẩm định được thể hiện quan các yếu tố là chủ thể thẩm định, đối tượng và vai trò của thẩm định. Cụ thể như sau:

Chủ thẩm thẩm định

Như đã nói, thẩm định là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi lẽ, trong quá trình thẩm định, người thẩm định cần đưa ra các kết luận, đánh giá mang tính chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.

Điều này đòi hỏi người thẩm định là các cá nhân, cơ quan, tổ chức thẩm định cần phải nắm rõ những tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá,... Để có được điều này, người thẩm định cần trải qua một quá trình đào tạo lâu dài, hoặc trải qua quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm.

Chính vì vậy, không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thực hiện được hoạt động thẩm định. Mà chỉ có những cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ mới có thể thực hiện được hoạt động này.

Thẩm định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Thẩm định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Đối tượng, vai trò của thẩm định

Thẩm định có thể được tiến hành với đa dạng các đối tượng khác nhau như: Động sản, bất động sản, dự án đầu tư, doanh nghiệp, thiết kế, công trình xây dựng,...

Hiện nay, hoạt động thẩm định đang cho thấy được tầm quan trọng đối với nền kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Các bạn có thể hình dung về vai trò của hoạt động thẩm định như sau:

  • Đảm bảo tính chính xác về việc xác định các giá trí của tài sản trong nhiều mục đích công.
  • Hoạt động thẩm định có tác dụng làm giảm gánh nặng, hạn chế các rủi ro trong việc xác định trách nhiệm như bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,...
  • Góp phần tạo ra một phương thức giải quyết các bất đồng trong quá trình tranh chấp giữa các bên.
  • Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trở nên hiệu quả hơn.

Quy trình thẩm định chi tiết

Hoạt động thẩm định với bất cứ một đối tượng nào thì cũng cần trải qua đủ các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định.
  • Bước 2: Tổ chức, nghiên cứu thẩm định.
  • Bước 3: Kí, gửi báo cáo thẩm định.
  • Bước 4: Lưu giữ hồ sơ thẩm định.

Cách phân biệt giữa thẩm định và thẩm tra

Sau khi nắm được khái niệm về thẩm định là gì, nhiều người lại lầm tưởng rằng hoạt động thẩm định và hoạt động thẩm tra là một.

Theo cách hiểu thông thường, thẩm tra là hoạt động điều tra, tìm hiểu để xem lại những điều đã kết luận trước đó đã chính xác hay chưa. Còn về thẩm định được hiểu là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Uỷ ban pháp luật, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban hữu quan của Quốc hội hoặc Uỷ ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Cơ quan thẩm tra xem xét sự phù hợp của chủ trương, chính sách của Đảng, phạm vi và tính khả thi của dự án.

Nếu như thẩm định là xem xét, đánh giá kết luận về một vấn đề thì thẩm tra là xem lại một vấn đề đúng hay sai.

Tóm lại, thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, đánh giá lại một văn bản nào đó trên các hình thức, tiêu chí đánh giá cụ thể. Lấy đó là cơ sở để đưa ra những kiến nghị hợp lý để văn bản đó đáp ứng yêu cầu, tiêu chí đã đề ra.

Cách phân biệt giữa thẩm định và thẩm tra
Cách phân biệt giữa thẩm định và thẩm tra

Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, các bạn cũng đã hiểu thẩm định là gì và đặc điểm của thẩm định rồi phải không? Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>>>> Xem thêm: