Bản tin Tây Ninh

Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Để thực hiện tốt chức năng của mình, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chứa nhiều quy phạm pháp luật để thuận tiện cho việc quản lý và phát triển đất nước. Vậy quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm của quy phạm pháp luật như thế nào? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây.

Quy phạm pháp luật là gì?

Một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại sẽ giúp đất nước vận hành một cách ổn định, phát triển. Chính vì vậy, mà đã có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành để quy định các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội.

Một văn bản pháp luật được cấu thành từ nhiều quy phạm pháp luật để tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh nhất. Vậy quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là nội dung bao gồm những quy tắc ứng xử, chuẩn mực mang tính pháp lý, mang tính bắt buộc mọi các nhân, tổ chức phải thực hiện vì mục đích chung. Quy phạm pháp luật được quy định thông qua các văn bản pháp luật như văn bản Luật, văn bản dưới luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là gì?

Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Để nhận biết như thế nào là quy phạm pháp luật, các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất

Quy phạm pháp luật là một dạng văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thừa nhận.

Mỗi năm có hàng loạt văn bản pháp luật được ban hành với nhiều nội dung và mục đích khác nhau. Các văn bản luật được ban hành để sửa đổi, bổ sung cho các luật cũ để phù hợp với thực tiễn.

Việc ý kiến, thông qua, ban hành là nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Quốc hội - Cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc xem xét và thông qua tất cả các văn bản Luật trước khi được ban hành và áp dụng trong thực tiễn.

Dưới Quốc hội còn có các cơ quan hành pháp, tư pháp là những chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật. Luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi lĩnh vực của mình. Đồng thời, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với những quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật được ban hành.

Ngoài ra, chúng ta cần biết, không chỉ các bộ, ngành mới được ban hành quy phạm pháp luật mà người đứng đầu nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước cũng được phép ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, quyền hạn của mình.

Quy phạm pháp luật là một văn bản do nhà nước có thẩm quyền ban hành
Quy phạm pháp luật là một văn bản do nhà nước có thẩm quyền ban hành

Thứ hai

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa các quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Việc ban hành quy phạm pháp luật chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi các quy định này được áp dụng trong thực tiễn. Chính vì vậy, bên cạnh việc ban hành những quy phạm pháp luật này thì nhà nước ta cần ban hành thêm nhiều biện pháp áp dụng khác nhau. Trường hợp không thực hiện sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp được quy định cụ thể. Trong đó, các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án…chính là các cơ quan thực thi pháp luật.

Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc
Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc

Thứ ba

Văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo một hình thức nhất định, do luật pháp Việt Nam quy định.

Hình thức thể hiện các quy phạm pháp luật là dưới dạng văn bản pháp luật hoặc văn bản dưới pháp luật được cấu thành dựa theo hai yếu tố là tên gọi và thể thức văn bản.

  • Đối với tên gọi: Quy phạm pháp luật được có trong các văn bản luật hoặc dưới luật ở nhiều tên gọi khác nhau dựa vào từng lĩnh vực cụ thể như Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Nghị định, Quyết định, Thông tư,…
  • Về thể thức: Quy phạm pháp luật sẽ được trình bày trong các văn bản theo một kết cấu, khuôn mẫu nhất định. Thể thức văn bản pháp luật phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
Quy phạm pháp luật được thực hiện theo một hình thức nhất định
Quy phạm pháp luật được thực hiện theo một hình thức nhất định

Thứ tư

Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nếu bạn đã từng xem xét kỹ một quy phạm pháp luật nào đó, bạn sẽ nhận ra trong một quy phạm pháp luật luôn chứa đựng ý chí như cấm thực hiện, bắt buộc thực hiện, cho phép thực hiện, có thể thực hiện hoặc không,… Tất cả những điều này đều có tác động đến ý chí của chủ thể.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về quy phạm pháp luật mà chúng tôi đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn. Quy phạm pháp luật là tập hợp những quy tắc ứng xử, chuẩn mực mang tính pháp lý, bắt buộc cá nhân và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đất nước hoạt động ổn định và phát triển.

>>>> Xem thêm: