Bản tin Tây Ninh

Thông tin đầy đủ nhất về quy định miễn nhiệm cán bộ, công chức

Miễn nhiệm cán bộ là việc cán bộ, công viên chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc miễn nhiệm cán bộ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cách quy định miễn nhiệm cán bộ qua bài viết dưới đây.

Miễn nhiệm là gì?

Khái niệm miễn nhiệm được quy định chi tiết tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008. Theo đó, miễn nhiệm là việc các cán bộ, công chức bị thôi giữ chức vụ, quyền hạn khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Quy định tại Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021, miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền ra quyết định buộc cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do uy tín giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu công việc, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.

Miễn nhiệm là trường hợp áp dụng đối với cả cán bộ lẫn công chức. Chứ không phải giống như bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ khi không tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Lưu ý: Miễn nhiệm không phải là một hình thức kỷ luật. Theo quy định của Luật Cán bộ công chức, các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức được quy định như sau:

  • Với cán bộ: Các hình thức kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm.
  • Với công chức: Các hình thức kỷ luật công chức bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
Miễn nhiệm là gì?
Miễn nhiệm là gì?

Các trường hợp cán bộ, công chức bị miễn nhiệm

Theo quy định miễn nhiệm cán bộ, công thức về các trường hợp cán bộ công chức bị miễn nhiệm như sau:

Trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm

Các trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm được quy định trong luật cán bộ, công chức bao gồm:

  • Cán bộ bị thôi giữ chức vụ khi có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp này được quy định rõ ràng tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi 2019.
  • Cán bộ khi không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín theo yêu cầu nhiệm vụ hay vì một lý do nào khác có thể xin miễn nhiệm. Trường hợp này được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008.

Ngoài ra, các trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm còn được quy định tại Điều 5 Quy định 206 năm 2009 bao gồm:

  • Cán bộ bị cảnh cáo hoặc khiển trách có yêu cầu phải thay đổi nhiệm vụ công tác.
  • Cán bộ bị cơ quan thẩm quyết kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đủ nặng để bị cách chức hoặc bãi nhiệm.
  • Cán bộ không có đủ năng lực, uy tin để làm việc trong một số trường hợp cụ thể như: Hai năm liên tiếp giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ để xảy ra tình trạng mất đoàn kết hoặc mất đoàn kết trong đơn vị theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền,...
  • Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
Trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm
Trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm

Trường hợp công chức bị miễn nhiệm

Các trường hợp công chức bị miễn nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 gồm:

  • Công chức không có đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín. Công chức bị miễn nhiệm theo yêu cầu nhiệm vụ hay vì một lý do nào khác.
  • Các công chức quản lý, lãnh đạo có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm khi thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bao gồm:
  • Công chức có hai năm liên tiếp giữ chức vụ nhưng đều xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
  • Công chức bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.
  • Công chức bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.
  • Công chức bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về hành vi vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ.
  • Công chức bị nhiễm nhiệm vì các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Trường hợp công chức bị miễn nhiệm
Trường hợp công chức bị miễn nhiệm

Quy trình xét miễn nhiệm cán bộ chi tiết

Quy trình xét miễn nhiệm cán bộ sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, chậm nhất trong 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ. Sau đó đề xuất lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  • Giai đoạn 2: Cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định việc miễn nhiệm đối với cán bộ. Thời gian này sẽ kéo dài tối đa là 10 ngày làm việc.
  • Giai đoạn 3: Theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan có liên quan sẽ thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định miễn nhiệm cán bộ, công chức. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích với các bạn.

>>>> Xem thêm: