Bản tin Tây Ninh

Cập nhật mẫu thanh lý hợp đồng mới nhất năm 2022

Sau khi hai bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp động thì hai bên sẽ thông báo kết quả cho nhau. Lúc này, hai bên sẽ cần đến mẫu thanh lý hợp đồng để chấm dứt hợp đồng. Vậy biên bản thanh lý hợp đồng là gì? Tại sao phải lập biên bản thanh lý hợp đồng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẫu thanh lý hợp đồng là gì?

Về cơ bản, mẫu thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt các thỏa thuận của hai bên được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng. Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành theo thoả thuận của các bên.
  • Cá nhân thực hiện giao kết hợp đồng đã chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Các đối tượng của hợp đồng không còn nên hợp đồng không thể thực hiện được.
  • Khi hoàn cảnh thay đổi mà các bệnh không thể thỏa thuận việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  • Lúc này, hai bên ký kết hợp đồng phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.
Mẫu thanh lý hợp đồng là gì?
Mẫu thanh lý hợp đồng là gì?

Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng

Khái niệm thanh lý đồng lần đầu tiên xuất hiện trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Quy định về thanh lý hợp đồng cụ thể như sau: Các bên ký kết hợp đồng sẽ cùng nhau thanh lý hợp đồng trong các trường hợp cụ thể như: Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong, thời hạn hợp đồng đã hết và không có thoả thuận kéo dài thời hạn, hợp đồng bị hủy bỏ, đình chỉ hoạt động, không đồng không thể tiếp tục thực hiện theo quy định.

Hiện tại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực, bộ luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực các quy định về việc chấm dứt hợp đồng.

Mặc dù các văn bản pháp luật không ghi nhận, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn thực hiện thanh lý hợp động đối với các giao dịch dân sự. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng là để hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng
Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng

Lập biên bản thanh lý hợp đồng - Có bắt buộc hay không?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một quy định nào bắt buộc hai bên giao kết hợp động phải lập biên bản thanh lý hợp đồng khi quyền và nghĩa vụ của các bên được hoàn thành. Nội dung của biên bản thanh lý hợp đồng do hai bên tự do thỏa thuận sao cho đảm bảo không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong trường hợp các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể tự thêm điều khoản trong nội dung hợp đồng chính là để hợp đồng tự thanh lý.

Mẫu biên bản hợp đồng chung nhất

Tùy vào mỗi ngành nghề kinh doanh mà sau khi hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ của mình, hai bên sẽ lập một mẫu thanh lý hợp đồng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật mẫu hợp đồng chung nhất để các bạn tham khảo:

Mẫu biên bản hợp đồng chung nhất
Mẫu biên bản hợp đồng chung nhất

Những lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng không đi độc lập một mình. Nó sẽ được lập dựa trên cơ sở một hợp đồng khác. Do đó, hợp đồng chính là cơ sở để lập biên bản thanh lý hợp đồng. Do đó, khi lập biên bản thanh lý hợp đồng cần lưu ý các thông tin phải khớp với bản hợp đồng chính thức.

Hiện nay chưa có một quy định nào về nội dung trong bản thanh lý hợp đồng. Khi lập biên bản thanh lý hợp đồng, chỉ cần hai bên thỏa thuận được và không trái với quy định của pháp luật, không trái với đạo đức là được.

Thủ tục thanh lý hợp đồng khi các bên chấm dứt hợp đồng

Khi thực hiện thanh lý hợp đồng có sự đồng thuận giữa các bên, thường được thực hiện khi đã hoàn thành xong hợp đồng và các bên không có nhu cầu gia hạn thì thủ tục thực hiện rất đơn giản.

Một bên thực hiện thanh lý hợp đồng sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng. Sau đó, họ sẽ gửi cho bên kia xem xét, thỏa thuận. Nếu hai bên cùng đồng ý, chỉ cần ký và đóng dấu là hoàn tất.

Thủ tục thanh lý hợp đồng khi các bên chấm dứt hợp đồng
Thủ tục thanh lý hợp đồng khi các bên chấm dứt hợp đồng

Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng mà bên đơn phương chấm dứt hợp đồng cần:

  • Trường hợp chấm dứt theo quy định của hợp đồng đã thỏa thuận thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng cần gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt hợp đồng sau 15 ngày kể từ ngày thông báo.
  • Trường hợp chấm dứt ngoài quy định của hợp đồng đã thỏa thuận thì cần căn cứ vào 424, 425, 426 Bộ Luật dân sự 2015 để thực hiện.

Trên đây là một số thông tin về mẫu thanh lý hợp đồng để các bạn tham khảo. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, đáp ứng đủ và đúng nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn.

Xem thêm: