Bản tin Tây Ninh

Đọc hiểu thông tin trên giấy phép xây dựng chuẩn nhất

Ngày nay nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ mục đích khác càng tăng dẫn đến việc xin cấp giấy phép xây dựng cũng tăng lên. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc hiểu thông tin trên giấy phép xây dựng chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Giấy phép xây dựng là giấy gì?

Giấy phép xây dựng chính là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, các công trình dựa trên nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.

Giấy phép xây dựng chính là một công cụ giúp cho tổ chức thực thi việc quy hoạch xây dựng đô thị đã được thông qua. Dựa vào đây để có thể xác định xem người dân đã xây dựng đúng theo quy hoạch hay không.

Đối với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một quy định riêng về giấy phép xây dựng. Đối với Việt Nam cũng vậy trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng cũng được quy định theo Luật, Nghị định, thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.

Trước khi bạn tiến hành khởi công để xây dựng, sửa chữa hay cải tạo, di dời một công trình nào đó thì cần phải chịu trách nhiệm xây dựng giấy phép xây dựng. Sau khi đã được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì chủ dự án mới được phép bắt đầu xây dựng và cần phải thực hiện đúng theo như hồ sơ đã xin cấp phép.

/uploads/files/2020/05/27/xay-nha-sai-giay-phep-1.jpg
Hình ảnh giấy phép xây dựng

Tùy thuộc vào từng mục đích xây dựng thì giấy phép xây dựng được chia làm các loại như sau:

+ Giấy phép xây dựng mới.

+ Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo.

+ Giấy phép di dời các công trình.

Việc cấp giấy phép xây dựng sẽ dựa trên hai trường hợp như sau:

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn: Loại giấy phép này sẽ được cơ quan nhà nước phê duyệt dùng để tiến hành xây dựng các công trình, nhà ở riêng lẻ sử dụng có thời hạn dựa theo quy hoạch xây dựng.

+ Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Đây là loại giấy phép được cơ quan nhà nước phê duyệt dùng để tiến hành xây dựng công trình hoặc dự án được thực hiện xong xuôi cho từng phần của các công trình hoặc của từng công trình dựa trên bản vẽ thiết kế xây dựng.

Mục đích của việc xin cấp giấy phép xây dựng

Các chủ đầu tư khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà ở hay một công trình nào đó mà không thuộc diện các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng theo quy định. Mục đích của việc xin loại giấy tờ này là:

+ Giúp bạn có thể xác định chính xác được xem lô đất và ngôi nhà mà bạn đang ở liệu có hợp pháp không?

+ Xác định kích thước diện tích theo sổ đỏ, quyền sử dụng đất và quy hoạch đô thị: Thông qua chiều cao ngôi nhà, phần nhô ra, diện tích thoát nước của công trình, cửa sổ, móng nhà... nó có làm ảnh hưởng tới những nhà lân cận hay không.

+ Giúp tránh được những vấn đề rắc rối của pháp luật liên quan tới việc xây dựng nhà: Chẳng hạn như kiện tụng hay tranh chấp...

+ Xác định xem có cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay là không?

Giấy phép xây dựng có nhiều mục đích khác nhau
Giấy phép xây dựng có nhiều mục đích khác nhau

Đọc hiểu thông tin cơ bản trên giấy phép xây dựng

Khi cầm giấy phép xây dựng trên tay chúng ta cần phải hiểu được về các nội dung cơ bản của giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Tên công trình( thuộc dự án)

+ Tên của chủ đầu tư là gì? Thông tin, địa chỉ liên hệ.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình hay tuyến công trình ở đâu.

+ Loại, cấp của công công trình.

+ Cốt xây dựng các công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

+ Hệ số sử dụng đất đai.

+ Mật độ xây dựng công trình.

+ Những yêu cầu an toàn đối với các công trình hay công trình lân cận.

+ Đối với những công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ thì ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên thì cần phải có các thông tin về diện tích xây dựng tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, số tàng bao gồm có tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tun, gác xếp, màu sắc của công trình, chiều cao của công trình và chất liệu được sử dụng để xây dựng là gì.

+ Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Thời hạn chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

+ Một số yêu cầu đối với chủ đầu tư cần phải được thực hiện trong quá trình xây dựng.

Nắm rõ thông tin trên giấy phép xây dựng
Nắm rõ thông tin trên giấy phép xây dựng

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã đề cập tới các thông tin về giấy phép xây dựng và cách đọc hiểu thông tin giấy phép xây dựng chuẩn nhất. Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhất về loại giấy tờ này để có thể thực hiện được nghiêm chỉnh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: