Bản tin Tây Ninh

Giải đáp thắc mắc về các trường hợp xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng vốn là một khâu quan trọng trước khi tiến hành thi công công trình, nhà ở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thầu công trình, chủ sở hữu không cần phải xin giấy phép xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc có xoay quanh một số trường hợp phổ biến liên quan đến giấy phép xây dựng.

Giấy phép xây dựng là gì?

Theo quy định của Luật xây dựng 2014 có đề cập đến khái niệm về giấy phép xây dựng tại Khoản 17, Điều 3. Theo đó, giấy phép xây dựng chính là văn bản pháp lý được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Giấy phép này có nội dung đồng ý cho chủ thầu xây dựng, chủ sở hữu nhà tiến hành xây dựng, cải tạo hoặc di dời các công trình, nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng nhà ở cần phải xin giấy phép xây dựng
Xây dựng nhà ở cần phải xin giấy phép xây dựng

Các trường hợp được miễn cấp phép xây dựng

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng đã quy định rõ ràng, cụ thể các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Trong đó, bao gồm các trường hợp dưới đây.

- Công trình xây dựng theo lệnh khẩn, công trình bí mật của Nhà nước và các công trình được xây dựng trên địa phận giáp ranh của hai tỉnh.

- Công trình thuộc dự án đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trường, Thủ trưởng ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

- Công trình xây dựng tạm phục vụ cho việc xây dựng các công trình chính.

- Công trình xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất đã được quy hoạch theo bản đồ chi tiết 1/5000 và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

- Công trình ở tuyến ngoài đô thị và đã được phê duyệt, chấp thuận về tuyến hướng xây dựng công trình.

- Công trình cải tạo sửa chữa làm thay đổi mặt ngoài tại các khu đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị.

Công trình cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp đường đô thị
Công trình cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp đường đô thị

- Công trình sửa chữa, cải tạo và lắp đặt các thiết bị bên trong công trình. Việc thi công không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, an toàn công trình và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như các công trình lân cận.

- Nhà ở nằm trong các dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở đã được quy hoạch theo bản đồ chi tiết 1/5000 và đã được phê duyệt. Đồng thời, số tầng tối đa của nhà ở là 7 tầng và tổng diện tích sàn không được phép vượt quá 500 m2.

- Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì không cần xin phép xây dựng. Tuy nhiên phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

- Công trình xây dựng ở nông thôn tại các khu vực chưa quy hoạch phát triển đô thị cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng. Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp xây dựng, cải tạo, sửa chữa, di dời khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá hoặc xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Nhà ở nông thôn không nằm trong khu quy hoạch
Nhà ở nông thôn không nằm trong khu quy hoạch

Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây dựng không?

Thông thường, nhà tôn thường được dựng tại nông thôn, ở các khu vực chưa được quy hoạch chi tiết 1/2000. Bên cạnh đó, kiểu nhà này còn được áp dụng trong ột số trường hợp như xây dựng nhà tạm để phục vụ cho các công trình xây dựng chính khác. Câu hỏi được đặt ra lúc này đó là xây dựng nhà tôn có phải xin cấp phép hay không?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc dựng nhà tôn có phải xin cấp phép hay không. Điều này đồng nghĩa với việc có trường hợp không cần xin cấp phép nhưng cũng có trường hợp vẫn phải tiến hành xin cấp phép như bình thường.

Trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng

Một số trường hợp dựng hà mái tôn không cần xin cấp phép bao gồm:

- Dựng nhà mái tôn tạm để phục vụ cho việc xây dựng các công trình lớn, công trình chính. Nếu những công trình chính đã được cấp giấy phép xây dựng thì công trình phụ này không cần làm các thủ tục xin cấp phép xây dựng tạm.

Dựng nhà tôn
Dựng nhà tôn

- Dựng nhà mái tôn ở khu vực nông thôn, trong phạm vi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, quy hoạch bản đồ chi tiết 1/2000 thì không phải xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, chủ sở hữu cần phải lập báo cáo chi tiết về kinh tế - kỹ thuật trong việc đầu tư xây dựng nhà và báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Trường hợp lập mái tôn trong phạm vi nhà ở, công trình thuộc vào diện cải tạo, sửa chữa. Nếu dựng mái tôn mà không gây ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và sự an toàn của công trình, đồng thời không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh thì không cần phải xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình.

Trường hợp dựng nhà mái tôn phải xin cấp phép xây dựng

Có một số trường hợp khi dựng nhà mái tôn, chủ sở hữu cần phải xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định hiện hành.

- Theo đó, khi dựng nhà mái tôn riêng lẻ tại khu đô thị, chủ nhà cần lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Điều này nhằm đảm bảo được mỹ quan đô thị cũng như không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và các căn nhà liền kề.

- Trường hợp lập mái tôn có ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng của căn nhà. Ngoài ra, khi lợp mái tôn còn khiến cho môi trường xung quanh hoặc các khu vực lân cận bị ảnh hưởng thì cần phải xin giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo đúng quy định của pháp luật. Tránh tình trạng vi phạm để xảy ra sai sót và bị xử lý.

Nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không?

Có cần xin giấy phép xây dựng cho nhà tiền chế hay không là câu hỏi chung của rất nhiều người. Trước khi bàn về vấn đề này thì chúng ta cần phải hiểu rõ được nhà tiền chế nghĩa là gì?

Nhà tiền chế
Nhà tiền chế

Nhà tiền chế là gì?

Thực tế, nhà tiền chế là công trình dân dụng phổ biến ở nước ngoài. Những năm gần đây, nó đã xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chưa hiểu về kiểu nhà này.

Nhà tiền chế có tên đầy đủ là nhà thép tiền chế. Đúng như tên gọi của mình, căn nhà này được xây dựng bằng vật liệu chính đó là thép. Bên cạnh đó, nó được chế tạo và lắp đặt theo kiến trúc, bản vẽ thiết kế và kỹ thuật đã được chỉ sẵn. Hầu hết, các căn nhà tiền chế đều được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với khung thép dân dụng.

Quá trình để làm ra một sản phẩm nhà tiền chế được chia thành ba giai đoạn chính. Trong đó bao gồm các giai đoạn: thiết kế nhà, gia công cấu kiện và lắp dựng công trình. Tất cả kết cấu thép của nhà tiền chế có thể được sản xuất đồng bộ. Sau đó đưa tới địa điểm xây dựng công trình để lắp đặt. Quá trình lắp đặt nhà tiền chế diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.

Có phải xin giấy phép xây dựng cho nhà tiền chế không?

Thông thường, khi lắp dựng nhà tiền chế, chủ nhà cần phải xin cấp phép xây dựng theo đúng quy định của nhà nước. Ngoại trừ các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng đã được quy định tại Điều 89, Luật xây dựng 2014.

Xây nhà tiền chế phải xin cấp phép xây dựng
Xây nhà tiền chế phải xin cấp phép xây dựng

Trên thực tế, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà tiền chế thường phức tạp hơn so với các công trình khác. Bởi lẽ, hầu hết nhà xưởng tiền chế đều có quy mô lớn và có liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế bao gồm đầy đủ các bước dưới đây.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ hồ sơ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luậ. Sau đó nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tại địa phương nơi xây dựng công trình, nhà ở tiền chế. Các cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép xây dựng vào giờ hành chính.

Bước 2: Ủy ban nhân dân tiếp nhận hồ sơ

Các cán bộ chức năng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà tiền chế. Sau đó, kiểm tra, đánh giá sơ bộ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót hay chưa đúng theo quy định thì cán bộ chức năng sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện lại hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đã hoàn chỉnh và đầy đủ theo đúng quy định, cán bộ chức năng tiếp nhận và ghi giấy biên nhận hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

- Sau 7 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định hồ sơ. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn còn phải thực địa đề kiểm tra và đánh giá chính xác công trình. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện ra hồ sơ còn thiếu sót hoặc chưa đúng quy định thì phía cơ quan chức năng thông báo bằng văn bản cho chủ hồ sơ để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Sau 5 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan chức năng thông báo về những giấy tờ cần bổ sung, chỉnh sửa, chủ đầu tư cần phải hoàn thiện hồ sơ của mình.

- Nếu như sau khi được thông báo bổ sung, sửa chữa nhưng chủ sở hữu vẫn chưa thể hoàn thiện hồ sơ thì phía cơ quan chức năng có quyền không xem xét và không cấp phép xây dựng nhà tiền chế cho trường hợp này. Cơ quan chức năng sẽ thông báo bằng văn bản đến chủ hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả và đóng lệ phí

Theo đúng ngày hẹn được ghi trên giấy biên nhận, chủ hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả theo đúng quy định.

Chủ hồ sơ nhận kết quả và đóng lệ phí
Chủ hồ sơ nhận kết quả và đóng lệ phí

Trường hợp hồ sơ được duyệt thành công, chủ hồ sơ được nhận lại hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan chức năng kèm theo giấy phép xây dựng.

Trường hợp hồ sơ bị từ chối phê duyệt, chủ sở hữu tới nhận lại hồ sơ và văn bản trả lời nguyên nhân từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Kể cả với hồ sơ không được cấp phép xây dựng, chủ sở hữu vẫn phải đóng lệ phí xin cấp phép theo đúng quy định của.

Làm nhà bằng container có phải xin giấy phép không?

Khoảng 10 năm trở lại đây, làm nhà bằng container đang trở thành một xu hướng. Hình thức nhà này thường được áp dụng tại các điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng hay các quán cà phê, quán nước.

Các container cũ đã qua sử dụng được tận dụng và hô biến thành những căn phòng lung linh với nét đẹp độc lạ đã thu hút được rất nhiều người. Hình thức làm nhà bằng container cũng vì vậy mà ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên làm việc dựng nhà bằng container có phải xin cấp phép hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Cùng với đó, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về trường hợp này, chính vì vậy nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xử lý xây dựng nhà bằng container.

Nhà container
Nhà container

Luật xây dựng hiện hành 2014 có đề cập đến khái niệm về công trình xây dựng. Theo đó, “công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.

Như vậy, nhà container không phải là công trình xây dựng căn cứ theo quy định trên. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng không hề cấm việc sử dụng container để sửa chữa, cải tạo làm nhà, căn hộ. Với những trường hợp này thì người sử dụng không cần phải xin cấp phép xây dựng.

Tuy nhiên với trường hợp sử dụng container có liên kết với mặt đất sẽ được xem là xây dựng công trình. Trường hợp này, chủ sở hữu cần phải tiến hành làm các thủ tục xây dựng công trình như các trường hợp bình thường.

Ngoài ra, nếu sử dụng container như nhà tạm để làm việc và phục vụ cho việc xây dựng các công trình lớn, công trình chính khác thì được miễn xin cấp phép xây dựng công trình.

Mặc dù, pháp luật hiện hành không cấm việc dựng nhà bằng container thế nhưng việc sử dụng container làm nhà phải đảm bảo mỹ quan chung, phù hợp với quy hoạch đô thị. Cùng với đó là đảm bảo các điều kiện an toàn sử dụng, vệ sinh môi trường và phòng tránh cháy nổ.

Xây cổng có phải xin phép xây dựng không?

Xây cổng hoặc cải tạo, sửa chữa cổng là việc phổ biến của các hộ gia đình. Công trình này khá nhỏ, do đó rất nhiều người dân thắc mắc rằng xây cổng có cần phải xin cấp phép xây dựng hay không? Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc xây cổng phải xin cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép xây dựng.

Xây dựng cổng
Xây dựng cổng

Những trường hợp xây cổng không phải xin phép xây dựng

- Nếu việc xây dựng cổng nằm trong các trường hợp được miễn xin cấp phép xây dựng đã được quy định tại Điều 89, Luật xây dựng 2014 thì không phải làm thủ tục xin cấp phép xây dựng.

- Trường hợp xây cổng trong quá trình xây dựng nhà riêng lẻ tại khu đô thị, việc xây nhà ở đã được cấp phép xây dựng thì không cần phải xin phép xây dựng cho phần cổng riêng.

- Trường hợp xây cổng trong quá trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, trong các khu vực chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và chưa được quy hoạch chi tiết thì không phải xin phép xây dựng cổng.

Trường hợp xây cổng phải xin giấy phép xây dựng

Nếu xây cổng nằm ngoài các trường hợp trên thì chủ sở hữu, chủ đầu tư cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi thi công. Việc xin giấy phép xây dựng phải tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu và quy định của pháp luật.

Nâng nền nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?

Nâng nền nhà là một hình thức sửa chữa, cải tạo nhà phổ biến. Có không ít người đã băn khoăn, nâng nền nhà có phải xin giấy phép xây dựng hay không? Bởi lẽ đây là trường hợp cải tạo tương đối nhỏ và diễn ra trong phạm vi của căn nhà.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng 2014 có đề cập đến “công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình" thì được miễn xin cấp giấy phép xây dựng.

Nâng nền nhà
Nâng nền nhà

Như vậy, nếu như việc nâng nền nhà không ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong của nhà cũng như không ảnh hưởng đến các kết cấu chịu lực cũng như công năng sử dụng và an toàn chung của căn nhà thì chủ sở hữu không cần thiết phải xin giấy phép xây dựng.

Việc này giúp hạn chế thời gian và cắt giảm bớt các thủ tục rườm rà, phức tạp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được cải tạo và sửa chữa nhà.

Trường hợp nâng nền nhà cần phải cấp phép xây dựng khi quá trình nâng nền ảnh hưởng đến chính căn nhà và ảnh hưởng tới sự an toàn của các căn hộ lân cận cũng như môi trường xung quanh.

Sửa nhà cấp 4 có cần xin phép xây dựng hay không?

Khi khởi công xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, công trình cần phải xin giấy phép xây dựng tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong đó, xây nhà cấp 4 cũng phải xin giấy phép xây dựng. Ngoại trừ những trường hợp được miễn quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật xây dựng ban hành năm 2014.

Như vậy, nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thì sửa chữa và cải tạo nhà cấp 4 cần phải xin phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Nhà cấp 4
Nhà cấp 4

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 được quy định theo từng địa phương khác nhau. Tùy vào từng địa phương mà có mức chi phí xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 khác nhau. Tuy nhiên, mức lệ phí này thường rơi vào khoảng 50.000.

Dưới đây là mẫu đơn xin sửa nhà cấp 4 để bạn đọc có thể tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Cải tạo/sửa chữa ……………………

Kính gửi: ……………………………………………………..

1. Tên chủ đầu tư: ……………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………………Chức vụ: ……………………………

– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….

Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) ………………………………..

Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….

2. Hiện trạng công trình: …………………………………………………………….

– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.

– Tại: ……………………………………. . …………………………………………

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.

– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3. Nội dung đề nghị cấp phép: ………………………………………………………………..

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.

– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………….

– Chứng chỉ hành nghề số: ……………do ………….. Cấp ngày: …………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ………………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng.

6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

……… ngày ……… tháng ……… năm………

Ký tên ……….

Xử lý các trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trái phép

Đối với những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trái pháp luật sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Những trường hợp đang thi công hoặc đã hoàn thiện công trình nhưng cơ quan chức năng phát hiện các sai phạm hoặc phát hiện xây nhà không có giấy phép xây dựng trước khi thi công đều bị xử lý. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những biện pháp xử lý khác nhau.

Thông thường, sẽ có những biện pháp xử lý phổ biến dưới đây.

Buộc ngừng thi công và tháo dỡ công trình

Những công trình đang trong quá trình thi công bị phát hiện sai phạm thì buộc dừng kế hoạch thi công. Với những công trình đã hoàn thiện, sau đó phát hiện vi phạm thì phải dỡ bỏ công trình. Ngoài ra, chủ sở hữu, chủ đầu tư của công trình, nhà ở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình cũng như bồi thường những thiệt hại đã gây ra trong quá trình xây dựng trái phép.

Tháo dỡ công trình trái pháp luật
Tháo dỡ công trình trái pháp luật

Cưỡng chế thi công và tháo dỡ

Khi cơ quan chức năng phát hiện sai phạm sẽ yêu cầu dừng thi công công trình. Tuy nhiên, nếu như chủ đầu tư, chủ sở hữu không tuân thủ theo quyết định của cơ quan chức năng đã đề ra thì sẽ có các biện pháp cưỡng chế thi công công trình.

Lúc này công trình không được phép tiếp tục thi công và phải tháo dỡ. Chi phí tháo dỡ do chủ thầu, chủ sở hữu của công trình phải trả. Cùng với đó là phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra trong quá trình xây dựng trái phép.

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các cá nhân, tổ chức khi vi phạm việc xin giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt. Theo đó, mức phạt hành chính cho sai phạm này giao động từ 10.000.000 cho đến 15.000.000 đồng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những chia sẻ về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng cũng như giải đáp các thắc mắc về những trường hợp xây nhà, sửa nhà đặc biệt để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề xin giấy phép xây dựng. Cùng với đó là có cho mình câu trả lời cho những trường hợp xây dựng, sửa chữa nhà ở cụ thể.

Xem thêm: