Bản tin Tây Ninh

Vẻ đẹp văn hóa “đặc trưng” trong điệu múa Sa dăm của người Khmer Tây Ninh

Múa là một món ăn tinh thần đẹp và hoàn hảo trong mọi lễ hội của người dân tộc Khmer. Trong đó, múa Sa dăm được xem là điệu múa nổi tiếng và chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc trải qua bao biến cố lịch sử theo thời gian. Vậy điều gì đã tạo nên nét đặc biệt cho điệu múa vùng đất Tây Ninh này? Hãy cùng khám phá với bài viết sau nhé!

Điệu múa Sa dăm là gì?

Múa Sa dăm (hay Chhay yăm) là điệu múa cổ truyền của người Khmer. Họ có thể thực hiện điệu múa này ở mọi nơi, mọi lúc, từ sân nhà, sân chùa cho đến sân khấu và các dịp lễ hội lớn. Dù đã trải quá rất nhiều thăng trầm của lịch sử, khi mà nền văn hóa hiện đại bắt đầu xâm nhập thì điệu múa này vẫn gắn bó mật thiết với đời sống của người đồng bào Khmer Nam Bộ.

Vẻ đẹp văn hóa “đặc trưng” trong điệu múa Sa dăm của người Khmer Tây Ninh 1 

Điệu múa Sa dăm đại diện cho văn hóa, đời sống tinh thần người Khmer

Với tính chất hóm hỉnh, vui nhộn, múa Sa dăm được các thanh thiếu niên yêu thích hơn cả. Trong điệu múa này, trống và chiêng sẽ được sử dụng vừa là đạo cụ tạo âm thanh vừa là đạo cụ múa. Nói về trống Sa dăm - đó là một loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đục rỗng ruột. Thông thường sẽ có từ 4 - 6 cái trống Sa dăm đi kèm với 2 cái chiêng, chụm chọe và gõ sênh.

Múa Sa dăm được biểu diễn như thế nào?

Để múa Sa dăm, người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo kết hợp hài hòa điệu bộ hình thể với tiết tấu của trống. Khi múa, trống sẽ được đeo trước bụng và được múa tại một cái sân rộng, các diễn viên sẽ được sắp xếp đứng ở 4 góc. Ở những lễ hội lớn, người Khmer còn sử dụng thêm mặt nạ với hình thù, hoạ tiết lạ mắt, ngộ nghĩnh để tạo thêm màu sắc cho điệu múa.

Tiếng trống và tiếng cồng vang lên cũng là lúc bắt đầu biểu diễn, âm thanh vang lên dồn dập, liên hồi kết hợp với những điệu nhảy nhịp nhàng, dí dỏm chính là điểm đặc biệt của điệu múa này. Múa trống Sa dăm sẽ bao gồm nhiều động tác khác nhau, nào là múa trống, múa tay, lúc múa đơn, lúc múa đôi, múa ba,…và cả múa tập thể.

Vẻ đẹp văn hóa “đặc trưng” trong điệu múa Sa dăm của người Khmer Tây Ninh 2 

Tiếng trống náo nhiệt, động tác vui nhộn là điểm đặc biệt của điệu múa Sa dăm

Động tác đánh trống được thực hiện cũng rất đa dạng: vỗ tay lên mặt trống, đánh trống bằng cùi chỏ, đánh bằng gót chân,… Đi kèm với đánh trống là các động tác biểu diễn xiếc cực hấp dẫn: đánh chuyền trống qua lại hoặc nâng trống bằng miệng. Ngoài ra, người Khmer còn biểu diễn kết hợp cùng với những chú khỉ Hanuman để tăng thêm sự vui nhộn và sinh động cho lễ hội. Sự náo nhiệt, hài hước này đã giúp điệu múa Sa dăm “hút hồn” người xem từng giây.

Múa Sa dăm được công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Tây Ninh. Quả thực không sai khi xem đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống tuyệt vời của người dân Khmer nói riêng và người Tây Ninh nói chung. Thưởng thức điệu múa này, bạn sẽ có được một cảm giác hào hứng và tinh thần vô cùng sảng khoái.

Xem thêm: