Bản tin Tây Ninh

Tìm hiểu về tình trạng xoắn buồng trứng khi mang thai

Xoắn buồng trứng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu như không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, cả mẹ và bé sẽ có nguy cơ đứng trước những rủi ro rất lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Xoắn buồng trứng khi mang thai là gì?

Xoắn buồng trứng là hiện tượng buồng trứng bị rơi xuống và xoắn thít lại với nhau. Thông thường, tình trạng này thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh nở. Phụ nữ có thai hiếm xuất hiện tình trạng xoắn buồng trứng. Tỷ lệ buồng trứng bị xoắn ở phụ nữ đang mang thai khoảng 1/1000.

Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Khi buồng trứng bị xoắn thít lại với nhau, máu gặp khó khăn trong việc lưu thông và cung cấp chất dinh dưỡng. Vì vậy, buồng trứng có thể bị viêm nhiễm và hoại tử. Bên cạnh đó, do không thể lưu thông, máu sẽ tích tụ tại các nang, gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Buồng trứng xoắn
Buồng trứng xoắn

Việc không phát hiện và điều trị xoắn buồng trứng kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người bệnh trong tương lai.

Nguyên nhân gây nên tình trạng xoắn buồng trứng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến cho buồng trứng bị vặn xoắn với nhau. Trong đó, phổ biến nhất là một số nguyên nhân dưới đây.

Độ tuổi của người bệnh

Hầu hết, những trường hợp xoắn buồng trứng đều gặp phải ở những người trong độ tuổi sinh sản. Tức là phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi là nhóm người có nguy cơ mắc phải tình trạng xoắn buồng trứng cao nhất. Nhóm người này chiếm đến 65% trên tổng số ca bệnh.

Nữ giới trong độ tuổi này dễ bị xoắn buồng trứng bởi lẽ, các mô tế bào có phần dẻo hơn. Vì vậy, buồng trứng dễ dàng di chuyển khi cơ thể vận động, hoạt động. Kết hợp với sự thay đổi của nội tiết tố, buồng trứng sẽ bị xoắn lại với nhau.

Những phụ nữ đã bước sang thời kỳ mãn kinh ít có khả năng xảy ra tình trạng này hơn. Bởi lẽ, lúc này, buồng trứng đã bị teo nhỏ. Những tình huống lật, xoắn khó có thể xảy ra hơn.

Đa nang buồng trứng

Hội chứng đa nang buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng xoắn buồng trứng khi mang thai. Theo nghiên cứu, những phụ nữ có nhiều nang thì nguy cơ mắc phải xoắn buồng trứng sẽ cao hơn so với những phụ nữ bình thường. Nếu nang trong buồng trứng càng nhiều sẽ càng là điều kiện thuận lợi khiến cho buồng trứng bị xoắn, vặn.

Các u nang trong buồng trứng quá nhiều sẽ gây nên sức nặng khiến buồng trứng bị kéo xuống. Vì vậy, khi di chuyển, hoạt động mạnh buồng trứng sẽ dễ dàng bị xoắn lại.

Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang

Ống dẫn trứng dài

Xoắn buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị xoắn lại với nhau. Chính vì vậy, khi ống dẫn trứng quá dài sẽ khiến cho khả năng định vị và ổn định của buồng trứng bị hạn chế hơn. Ống dẫn dài làm cho buồng trứng dễ dàng di chuyển. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vặn xoắn buồng trứng.

Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Thuốc hỗ trợ sinh sản có các thành phần khiến cho trứng lớn và mọng hơn. Tình trạng trứng lớn khiến cho các mô trong cơ thể bị giãn ra, dây chằng buồng trứng cũng theo đó bị nới giãn. Khi các dây chằng này bị kéo dãn, nguy cơ xảy ra tình trạng buồng trứng xoắn rất cao.

Cách phòng tránh tình trạng buồng trứng xoắn

Để hạn chế tối đa tình trạng buồng trứng xoắn có thể xảy ra, phụ nữ trong thai kỳ nên có những bài thể dục nhẹ nhàng. Hãy áp dụng những bài tập yoga giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho bà mẹ cũng như sự phát triển cho thai nhi.

Thực hiện những bài thể dục cho bà bầu
Thực hiện những bài thể dục cho bà bầu

Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện được tình trạng buồng trứng xoắn sớm nhất. Siêu âm u nang buồng trứng có thể phát hiện được bệnh. Từ đấy có những phương pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Biện pháp điều trị

Thông thường phụ nữ có mang thai ở ba tháng đầu là những người có thể mắc tình trạng này cao nhất. Khả năng xoắn buồng trứng giảm dần ở các tháng tiếp theo. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, triệu chứng vặn xoắn buồng trứng thường khó phát hiện do dễ bị nhầm lẫn với hội chứng quá kích buồng trứng, viêm ruột thừa cấp, sinh non.

Hiện nay có hai phương pháp điều trị cho tình trạng này đó là phẫu thuật nội soi buồng trứng và phẫu thuật mở. Với những người đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu tình trạng nguy kịch có thể đợi thai nhi đủ trưởng thành rồi mổ lấy thai và tháo xoắn buồng trứng. Nếu tình trạng chưa nguy hiểm, đợi sau khi sinh có thể làm phẫu thuật tháo xoắn.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh tình trạng xoắn buồng trứng khi mang thai để bạn đọc có thể tìm hiểu. Hy vọng thông qua bà viết, các bạn đã tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích. Từ đó có thêm kinh nghiệm để phòng tránh tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: