Bản tin Tây Ninh

Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của u bì buồng trứng khi mang thai

U bì buồng trứng được xếp vào khối u thực thể. Có nghĩa là nó có thể gây nên nhiều biến chứng có hại cho người bệnh. Đặc biệt là sự phát triển của u bì buồng trứng khi mang thai. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến cho bạn đọc một số thông tin liên quan đến loại u này đối với thai phụ.

U bì buồng trứng là gì?

U bì buồng trứng hay u nang bì buồng trứng thực tế là khối u lành tính. Tuy nhiên nó có xu hướng lớn dần lên. Đồng thời trong khối u này có chứa rất nhiều các tế bào khác nhau như tóc, móng, xương, bã đậu. Chính vì vậy nó còn được gọi là u quái. Với những lý do trên, mặc dù lành tính nhưng u bì vẫn được xếp vào dạng u nang thực thể.

Thông thường, u nang bì sẽ xuất hiện ở một bên của buồng trứng. U bì buồng trứng phải khi mang thai và u bì buồng trứng trái khi mang đều có những nguy cơ ảnh hưởng giống nhau. Nếu bóc tách có thể loại bỏ khối u này. Tuy nhiên, u bì vẫn có nguy cơ tái phát trở lại.

U bì buồng trứng

U bì buồng trứng

Ảnh hưởng của u bì buồng trứng đối với thai phụ

Bị u bì buồng trứng khi mang thai tác động nhiều đến tâm lý cả thai phụ. Các bà mẹ đều cảm thấy lo lắng cho thai nhi nếu phải chịu sự tác động của u bì.

Thông thường khoảng 14 tuần đầu của thai kỳ, do sự thay đổi của cơ thể, có thể xuất hiện u nang trong buồng trứng. Với những u nang chức năng, chúng có thể tự biến mất sau 14 tuần, khi thai nhi đã ổn định. Tuy nhiên u nang bì một khi xuất hiện sẽ không thể tự tiêu biến. Nó sẽ tồn tại cho đến sau khi sinh và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt thai kỳ.

Các biến chứng của u nang bì buồng trứng

U nang bì buồng trứng khi mang thai sẽ gây nên nhiều biến chứng. Những biến chứng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

Biến chứng chèn ép

Khi u phát triển, có kích thước lớn sẽ chèn ép lên các nội tạng xung quanh. Trong đó có bàng quang, trực tràng, thận. Điều này khiến cho thai phụ thường xuyên bí tiểu, tiểu khó và táo bón. Bên cạnh đó, thận do bị chèn ép cũng bị ứ nước, lâu dần dẫn đến viêm đài thận và suy thận.

Nguy hiểm hơn, cùng với sự phát triển, u bì sẽ chèn ép lên thai nhi, khiến cho thai nhi khó phát triển. Ngoài ra, việc u bì chèn ép cũng khiến cổ tử cung bị kích thích co bóp. Điều này dễ dẫn đến tình trạng xảy thai hoặc sinh non.

U phát triển sẽ chèn ép lên các nội tạng

U phát triển sẽ chèn ép lên các nội tạng

Biến chứng xoắn

Với những loại u bì có cuống, kích cỡ bé nhưng thể trọng nặng khả năng xảy ra biến chứng xoắn là rất cao. Đặc biệt sau khi người bệnh vừa mới sinh xong. Sau khi bé được đưa ra ngoài, ổ bụng bị trống là thời điểm u bì dễ xảy ra biến chứng xoắn nhất.

Khi cuống nang bị xoắn thít lại với nhau, máu sẽ khó lưu thông về nuôi buồng trứng. Điều này khiến cho trứng có nguy cơ bị hoại tử và viêm nhiễm. Đồng thời việc máu không thể lưu thông sẽ gây ứ đọng trong nang. Nếu có tác động mạnh hoặc nang phình to hết cỡ sẽ dẫn đến vỡ nang.

Ung thư hóa

Nếu u bì nằm trong ổ bụng quá lâu mà không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư hóa. Mặc dù tỷ lệ ung thư hóa buồng trứng và thai nhi rất nhỏ. Thế nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp rủi ro này.

Xử lý u nang bì buồng trứng khi mang thai

Tùy vào thời kỳ mang thai mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp để có thể điều trị u bì buồng trứng hiệu quả nhất.

U bì ở 3 tháng đầu thai kỳ

U nang bì buồng trứng tại 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm phẫu thuật u nang buồng trứng an toàn nhất. Lúc này thai nhi cũng như các nội tiết tiết ra nuôi dưỡng bào thai đều ổn định. Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 là thời gian tối ưu nhất cho việc loại bỏ khối u.

Loại bỏ u khi mổ đẻ

Loại bỏ u khi mổ đẻ

Lúc này, khi phẫu thuật có thể nhìn rõ, các thao tác diễn ra dễ dàng. Đặc biệt, tỷ lệ chuyển dạ sớm thấp.

U bì ở 3 tháng cuối thai kỳ

Khi phát hiện u bì ở 3 tháng cuối thai kỳ cần sự hội chẩn của bác sĩ về khả năng lành tính và ác tính của khối u.

Trường hợp u lành tính có thể để thai phụ chuyển dạ tự nhiên. Bởi sự phát triển của u bì gây cản trở quá trình sinh. Thông thường các thai phụ sẽ được chỉ định mổ. Khi mổ lấy thai có thể lấy u bì ra luôn.

Trường hợp u nang ác tính, khi thai nhi đủ trưởng thành sẽ tiến hành phẫu thuật đưa thai nhi ra ngoài và lấy khối u ác tính. Lúc này cần phải sử dụng đến thuốc trợ thai để đứa bé có thể sống và phát triển khỏe mạnh sau khi rời khỏi cơ thể mẹ.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề u bì buồng trứng khi mang thai để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích về loại u nang này.

Xem thêm: