Bản tin Tây Ninh

Rối loạn Tic có nguy hiểm không?

Rối loạn Tic có nguy hiểm không?” là câu hỏi rất nhiều phụ huynh thắc mắc. Để giải đáp được vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu rối loạn Tic ảnh hưởng tới đời sống và mức độ nguy hiểm của nó đến trẻ như thế nào. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Rối loạn Tic có nguy hiểm không? 1

Rối loạn Tic ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? 

Rối loạn Tic ảnh hưởng xấu đến học tập, công việc

Rối loạn Tic (hay bệnh Tic) không làm giảm độ thông minh nhưng có thể ảnh hưởng đến thành tích trong học tập.

Nguyên nhân là do sự khó khăn về ngôn ngữ, khả năng chú ý, phân tích dữ liệu khi nghe và nhìn. Trẻ dễ bị phân tâm, không tiếp thu được bài giảng, gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và tương tác với người khác.

Rối loạn Tic và hành động không kiểm soát khiến người xung quanh hiểu lầm

Hiểu lầm là điều dễ hiểu nếu đột nhiên thấy một người phát ra những hành động, âm thanh kỳ lạ. Họ bắt chước theo cử chỉ của người khác, tạo nên những cái nhìn thiếu thiện cảm. Thậm chí, Tic có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, họ thường bị trêu chọc, kỳ thị và bắt nạt.

Rối loạn Tic có nguy hiểm không? 2

Rối loạn Tic gây ra rối loạn lo âu

Người bị rối loạn tic có kèm theo rối loạn lo âu, là những cảm giác lo lắng, sợ hãi, phiền muộn với những hành động bất thường, khó kiểm soát của bản thân. Họ luôn tự hỏi “Tại sao mình không giống người khác?”, “Vì sao mình lại bị như vậy?”, “Họ có nghĩ mình bị thần kinh không?”…

Ngoài lo âu, người bệnh còn bị căng thẳng, hoảng loạn và nhiều loại ám ảnh khác, khiến trẻ càng cảm thấy lo sợ, bồn chồn khi phải xa cha mẹ.

Rối loạn Tic ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt

Sẽ thật bất tiện nếu như những hoạt động xung quanh có kèm theo những hành động lạ thường. Trẻ sẽ sinh hoạt với cuộc sống có phần chật vật hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Rối loạn Tic có nguy hiểm không? 

Rối loạn Tic thường xuất hiện trước năm 18 tuổi. Độ tuổi phổ biến thường gặp là 7 tuổi. Ở nam gặp nhiều hơn nữ. Phần lớn chỉ mang tính chất tạm thời và tự biến mất trong vòng 1 năm. 

Rối loạn Tic có nguy hiểm không? 3

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng 20% số người mắc trở thành dạng mạn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, sinh hoạt, giao tiếp xã hội của trẻ.

Cụ thể trẻ bị tự ti, phiền muộn, mất tập trung, không hứng thú khi học tập, chậm phát triển ngôn ngữ, đồng thời trẻ lười ăn, hay bỏ bữa, khó ngủ, không chịu nghe lời người lớn… Từ đó, dễ phát sinh ra các chứng bệnh khác như: rối loạn tâm thần, trầm cảm, giảm tác động tâm lý…

Vì vậy khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh Tic, cần nhanh chóng đưa tới cơ sở Y tế càng sớm càng tốt để tìm được phương pháp điều trị rối loạn Tic phù hợp, tránh những hậu quả khó lường về sau cho trẻ. 

Xem thêm: