Bản tin Tây Ninh

Đi ngoài ra nhiều máu: Phải làm gì?

Nếu phát hiện đi ngoài ra nhiều máu chứng tỏ bệnh tình đang tiến triển rất mạnh. Người bệnh cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa trị phù hợp.

Đi ngoài ra nhiều máu: Phải làm gì? 1

Hiểu rõ về hiện tượng đi ngoài ra máu

Trước hết người bệnh cần phải hiểu rõ hiện tượng đi nặng ra máu không phải là triệu chứng bình thường. Có nhiều người vì chủ quan cho rằng do cơ thể nóng trong hoặc táo bón nên mới đi ngoài ra máu, nhưng thực tế thì đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe người bệnh đang gặp phải. Nhất là khi đi cầu ra máu tươi.

Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? Một số bệnh có thể gặp phải nếu gặp triệu chứng đi ngoài ra máu tươi đó là: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp, viêm đường ruột, ung thư thực tràng… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Đi ngoài ra nhiều máu: Phải làm gì? 2

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đi ngoài ra máu lẫn trong phân hoặc ở cuối phân. Thời gian đầu bệnh thì máu ít, khó phát hiện. Còn khi đã đi ngoài ra nhiều máu, thành giọt hoặc thành tia thì chứng tỏ bệnh đã chuyển nặng. Người bệnh không nên chần chừ việc đến bệnh viện kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp.

Tóm lại, khi có dấu hiệu đi vệ sinh ra nhiều máu, người bệnh cần:

  • Nhận biết đó là dấu hiệu nguy hiểm không thể xem thường;
  • Nhanh chóng đến các bệnh viện lớn để thăm khám.

Những việc cần làm khi đi ngoài ra nhiều máu

Sau khi khám tại các bệnh viện, người bệnh đi ra ra nhiều máu sẽ điều trị theo các hướng sau đây:

Điều trị bệnh theo yêu cầu của bác sĩ

Đối với tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ phải uống thuốc tây y, kháng sinh theo đơn của thầy thuốc. Hoặc đối với trường hợp nặng thì sẽ phải phẫu thuật.

Đi ngoài ra nhiều máu: Phải làm gì? 3

Điều trị bệnh tại nhà

Để hỗ trợ chữa bệnh, bên cạnh việc uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh đi cầu ra nhiều máu còn phải kết hợp các phương pháp sau đây:

  • Rửa hậu môn thật sạch sau khi đi vệ sinh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm;
  • Uống đủ nước mỗi ngày để phân mềm nhũn hơn (khoảng 2,5 lít nước);
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đồng thời ăn nhiều đồ ăn có tính thanh mát như rau diếp cá, rau má…;
  • Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp;
  • Tập luyện đi WC mỗi ngày theo giờ cố định;
  • Không nhịn khi muốn đi vệ sinh;
  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí;
  • Hạn chế khuân vác nặng hoặc luyện tập thể thao quá độ.

Nếu đi ngoài ra máu thì có thể đó là triệu chứng của bệnh táo bón, nhưng đi vệ sinh ra nhiều máu thì đó chắc chắn là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do đó, nếu không thể phát hiện bệnh sớm thì khi đã tiến triển mạnh người bệnh không nên chần chừ việc khám và chữa bệnh.

Xem thêm: