Bản tin Tây Ninh

Đi ngoài ra máu tươi có sao không?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng thông thường, phổ biến nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Vậy đi ngoài ra máu tươi có sao không?

Không sao, nếu đó là bệnh táo bón

Những người nóng trong hoặc táo bón sẽ xuất hiện dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi. Nhưng đối với 2 trường hợp này thì không sao. Hiện tượng đi nặng ra máu sẽ hết trong vài ngày đến 1 tuần.

Đi ngoài ra máu tươi có sao không? 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, có thể kể đến như là: Nhịn đi vệ sinh, uống nhiều sắt, dư thừa canxi, trầm cảm, do bệnh đái tháo đường hoặc tác dụng phụ của một số thuốc…

Đối với bệnh táo bón, chỉ cần người bệnh ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh tình sẽ sớm thuyên giảm. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm thì táo bón kéo dài sẽ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh trĩ chẳng hạn.

Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu tươi và được bác sĩ chẩn đoán là do táo bón thì người bệnh nên sớm điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Có sao, nếu đó là bệnh lý

Ở bài viết Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? chúng tôi đã nói rõ các căn bệnh sẽ mắc phải nếu xuất hiện hiện tượng đi cầu ra máu. Cụ thể các bệnh có thể mắc phải đó là:

  • Bệnh trĩ: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ đó là đi tiêu ra máu. Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, người bị táo bón mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ…
  • Rò ống tiêu hóa: Nếu bị rò ống tiêu hóa thì người bệnh rất dễ đi vệ sinh ra máu. Đối với trường hợp này người bệnh sẽ phải phẫu thuật hoặc sử dụng kháng sinh.
  • Hậu môn bị nứt: Đôi khi, đi toilet ra máu là do người bệnh bị nứt mô hậu môn, thực tràng hoặc ruột kết bị rách. Nhẹ thì ăn uống điều độ là khỏi, nhưng nặng thì sẽ cần đến phẫu thuật.

Đi ngoài ra máu tươi có sao không? 2

  • Túi thừa chảy máu: Khi túi thừa (túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết) bị chảy máu thì người bệnh sẽ đi cầu ra máu lẫn ở trong phân. Nhẹ thì ăn nhiều rau củ và chất xơ sẽ khỏi. Nhưng nặng thì phải cắt bỏ túi thừa.
  • Viêm đại thực tràng: Một trong những nguyên nhân của triệu chứng đi đại tiện bị chảy máu là do viêm đại tràng. Nguyên nhân của viêm đại tràng là do nhiễm khuẩn, táo bón, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc do ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị…
  • Viêm dạ dày ruột: Sẽ khiến phân có cả máu và chất nhầy. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là nhiễm khuẩn dạ dày.
  • Nhiễm trùng đường tình dục: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không chỉ gây ra bệnh viêm đại thực tràng mà còn gây nhiễm trùng đường tình dục. Từ đó gây ra hiện tượng đi ngoài hay ra máu.
  • Ung thư: Đi đại tiện ra nhiều máu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư thực tràng. Đi kèm với đại tiện ra máu còn có thêm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiểu buốt, người mệt mỏi…

Đây không phải là bệnh thông thường mà là các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng con người.

Nhất là khi đi ngoài ra máu tươi kèm theo các triệu chứng: Buồn nôn, đau rát, ngứa, chóng mặt, sụt cân, mệt mỏi…

Đối với trường hợp này, người bệnh nên sớm đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Sau đó sẽ điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị có thể là uống thuốc tây, kháng sinh, phẫu thuật… tùy vào loại bệnh và mức độ của bệnh.

Đi kèm với phương pháp chữa bệnh của bác sĩ, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh, vệ sinh hậu môn hợp lý để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Xem thêm: