Bản tin Tây Ninh

Đi nặng ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân & hướng điều trị

Đi nặng ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì vậy khi phát hiện đi cầu có máu, người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra cách chữa trị phù hợp.

Đi nặng ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân & hướng điều trị 1

Triệu chứng của đi nặng ra máu

Đi toilet ra máu được chia thành 2 loại đó là máu màu đỏ và máu màu đen. Mỗi màu máu sẽ báo hiệu những căn bệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Máu màu đen: Triệu chứng nhìn thấy là phân có màu đen sệt, cộng với mùi hôi thối bất thường;
  • Máu màu đỏ: Máu thường lẫn trong phân hoặc nhìn thấy trên giấy vệ sinh, nặng hơn thì máu sẽ chảy thành giọt hoặc tia.

Khi đi vệ sinh và phát hiện trong phân có lẫn máu hoặc máu ở cuối phân thì tuyệt đối không thể “tặc lưỡi” cho qua. Bởi như đã nói ở trên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón nhưng đồng thời cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm khác mà người bệnh cần phải chữa trị kịp thời.

Nếu là bệnh táo bón thì không sao. Chỉ cần ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc thì sẽ khỏi sau vài ngày tới một tuần. Nhưng nếu là dấu hiệu của bệnh khác thì người bệnh cần phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị.

Đi nặng ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân & hướng điều trị 2

Nguyên nhân đi nặng ra máu

Nếu đi ngoài bị chảy máu màu đen có thể do hệ tiêu hóa, thực quản, ruột non hoặc gan mật bị tổn thương, do nhiễm trùng hoặc là biểu hiện một căn bệnh ác tính. Nếu không được sớm chữa trị thì bệnh có thể xuất huyết và dẫn đến tử vong.

Đi ị ra máu nếu là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm thì nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một trong số các bệnh sau đây:

  • Bệnh trĩ
  • Rò ống tiêu hóa
  • Túi thừa chảy máu
  • Viêm đại thực tràng
  • Viêm dạ dày ruột
  • Nhiễm trùng đường tình dục
  • Ung thư đại tràng hoặc ung thư thực tràng

Ngoài ra, nguyên nhân của đi nặng ra máu còn được chẩn đoán là dấu hiệu của các bệnh: Xuất huyết máu, polyp, sa thực tràng…

Đi nặng ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân & hướng điều trị 3

Hướng điều trị khi đi nặng ra máu

Vì hiện tượng đi tiêu ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nên người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên nguyên nhân để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Nhất là khi đi vệ sinh ra máu kèm với các triệu chứng kéo dài, đối tượng là trẻ nhỏ, người mệt mỏi, sụt cân, đau bụng, sốt cao, buồn nôn…

Thường thì cách chữa trị của hiện tượng đi cầu ra máu sẽ bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, nhiều chất xơ, uống nhiều nước;
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh, lau hậu môn nhẹ nhàng;
  • Điều trị bằng thuốc Tây dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian như: Rau diếp cá, ngải cứu, rau sam…

Còn đối với những trường hợp đi ngoài ra nhiều máu, nặng thì sẽ phải phẫu thuật hoặc sử dụng kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: