Bản tin Tây Ninh

Bệnh Tic: Định nghĩa, triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh

Cần hiểu rõ định nghĩa, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh Tic để phát hiện, hiểu đúng và chữa trị kịp thời cho con trẻ.

Bệnh Tic: Định nghĩa, triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh 1

Định nghĩa bệnh Tic

Bệnh Tic hay còn gọi là rối loạn máy giật Tic, rối loạn Tic (tật máy giật), là tình trạng một bộ phận trên mặt co thắt không kiểm soát. Ví dụ như mắt nhấp nháy hoặc nhăn mũi.

Theo Khoa Tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) thì: Hội chứng Tic bệnh học là một vận động hoặc phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định.

Bệnh Tic: Định nghĩa, triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh 2

Đối tượng thường bị bệnh Tic

Trẻ em và vị thành niên là đối tượng thường xảy ra hội chứng Tic. Một số em có thể khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. Một số trường hợp không khỏi thì có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Bệnh Tic thường xuất hiện ở trẻ em trai nhiều hơn gái.

Triệu chứng của bệnh Tic

Bệnh Tic được chia thành 2 loại chính là: Tic vận động và Tic âm thanh. Trong 2 loại này lại được chia thành 2 loại nữa là đơn thuần và phức tạp.

Tic đơn thuần:

  • Tic vận động là những biểu hiện: Ở mặt như nháy mắt, nhăn mặt, nhếch mép, lè lưỡi, lắc cằm, cau mày; ở cổ như lắc cổ, quay cổ, gật đầu; và ở tay như nhún vai, giơ cánh tay, giơ ngón tay hay bàn tay.
  • Tic âm thanh là những biểu hiện: Ho, hắng giọng, hít, ngáp, hỉ mũi, khịt mũi, tặc lưỡi, kêu “gâu gâu” hoặc “ụt ịt”...

Bệnh Tic: Định nghĩa, triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh 3

Tic phức tạp:

  • Tic vận động là những biểu hiện: Vỗ vào người mình, nhảy, ngắm vuốt, giậm chân…
  • Tic âm thanh là những câu hay từ nói không đúng lúc đúng chỗ, thường tục tĩu hoặc nhại lại lời người khác.

Bệnh Tic: Định nghĩa, triệu chứng & nguyên nhân gây bệnh 4

Nguyên nhân của bệnh Tic

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh Tic vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nguyên cứu và chỉ ra rằng một số yếu tố sau đây chính là nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng Tic:

  • Do bẩm sinh: Đột biến gen, bất thường cấu trúc não, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh não bộ…
  • Do di truyền: Nếu trong nhà có người từng bị rối loạn Tic thì khả năng đứa trẻ sau này cũng sẽ bị hội chứng Tic.
  • Do mang thai: Nếu trong thời gian mang thai, mẹ sử dụng quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích thì đứa trẻ khi sinh ra dễ mắc phải hội chứng Tic.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh: Nhiễm trùng liên cầu, chấn thương vùng đầu, ngộ độc, đột quỵ, nhiễm virus não… hoặc tác dụng phụ của thuốc chống nôn, thuốc chống trầm cảm ba vòng…

Đa số trường hợp là hội chứng Tic tạm thời, nhưng cũng có một số trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do vậy, khi trẻ xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ bệnh Tic, nên cho trẻ đi khám sớm để tìm được phương pháp điều trị bệnh Tic phù hợp.

Xem thêm: