Bản tin Tây Ninh

5 phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả

Nhiệt miệng tuy không phải là căn bệnh gì quá nguy hiểm nhưng lại mang đến sự đau đớn, khó chịu cho người bị. Khi bị nhiệt miệng, không chỉ việc ăn uống gặp khó khăn mà việc giao tiếp cũng gặp nhiều hạn chế. Áp dụng ngay 5 cách chữa nhiệt miệng dưới đây để "đuổi ngay" những vết loét trong miệng đáng ghét.

Nhiệt miệng còn gọi là loét aphthous – là một vết loét nhỏ, nông có hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh thường phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu, vết loét thường có đường kính nhỏ hơn 1 cm và nông. Nhiệt miệng khiến người bị nhiệt miệng có cảm giác đau rát, khó chịu, đặc biệt khi ăn đồ ăn có vị mặn, chua hay nóng,… Do đó, trước khi tìm cách chữa trị phù hợp, hãy tìm hiểu một chút về nguyên nhân của căn bệnh này.

5 phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả 1

Nhiệt miệng – nỗi ám ảnh kinh hoàng của bao người

Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng

Theo quan niệm từ lâu đời, nguyên nhân gây nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Tuy nhiên, theo nguyên cứu của y học hiện đại, ngoài nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như:

  • Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
  • Do khoang miệng bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc phản ứng với một số thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng… dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Cũng có thể do niêm mạc miệng bị tổn thương vì chúng ta vô tình cắn phải hoặc ăn thức ăn quá nóng… làm cho khoang miệng bị tổn thương.
  • Thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm… cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.
  • Hay quá stress cũng gây nhiệt miệng.

Khi bị nhiệt miệng, hãy kiểm tra xem tại sao mình bị nhiệt miệng để tìm cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là 5 cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà.

5 cách chữa trị nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

Mặc dù các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo nhưng chúng khiến cho khoang miệng đau nhức và rất khó chịu. Để cho nỗi đau nhức do nhiệt miệng gây ra sớm biến mất thì các bạn có thể tham khảo 5 phương pháp trị liệu đơn giản và hiệu quả dưới đây:

  1. Nước muối loãng: Có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Vì trong nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
  2. Sử dụng mật ong, mật ong nghệ: Mật ong và bột nghệ có tính năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển. Chỉ cần phương pháp đơn giản trộn đều mật ong với bột nghệ một lượng vừa đủ, sau đó thoa vào chỗ bị loét trong miệng, chịu khó sử dụng thì nhiệt miệng sẽ biến mất trong vài ngày.
  3. Nghệ tươi: Nghệ tươi chứa một hàm lượng rất cao hoạt chất curcumin, đây là hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất cao. Nhiệt miệng sẽ biến mất sau vài ngày chỉ với phương pháp giã nhuyễn nghệ tươi rồi đắp vào chỗ bị viêm loét. Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
  4. Tự pha nước súc miệng: Đây cũng là một phương pháp trị nhiệt miệng tất hiệu quả. Chỉ cần pha một thìa cà phê baking soda cùng với 2 muỗng nước ép nha đam vào nửa cốc nước ấm. Nhấp từng ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.
  5. Sử dụng chè, trà: Trong lá chè hay trà chứa hàm lượng chất tannin rất lớn. Hoạt chất này có chức năng chữa vết loét, giảm đau và viêm rất tốt. Rất đơn giản, chỉ cần đắp túi chè ướt hay bã trà vào vùng nhiệt miệng, vết loét sẽ giảm hiệu quả.

5 phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả 2

Mật ong và bột nghệ giúp vết loét nhanh bình phục

Ngoài ra, để chữa trị nhiệt miệng được hiệu quả hơn thì người bị nhiệt miệng nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt hay hạn chế ăn các chất cay nóng, không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt…

Xem thêm: