Bản tin Tây Ninh

Văn hóa giao tiếp là gì? Cách giao tiếp tốt trong mọi trường hợp

Một người có văn hóa giao tiếp sẽ rất được lòng mọi người xung quanh. Cuộc sống và công việc của những người này cũng dễ dàng và thuận lợi hơn nhất nhiều. Vậy cụ thể văn hóa giao tiếp là gì? Làm sao để đặt hiệu quả trong giao tiếp?

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp là gì? Hiểu nôm na văn hóa giao tiếp là tên gọi tổng thể một cuộc trò chuyện có văn hóa của những con người trong xã hội. Người có văn hóa giao tiếp luôn có thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng người đối diện, có hành vị, thái độ, lợi nói, cách cư xử chuẩn mực.

Văn hóa giao tiếp sẽ có dự khác biệt tùy theo mỗi quốc gia. Có nơi nói chuyện họ phải nhìn vào mắt nhau, có nơi người ta lại rất rụt rè khi nói chuyện, văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thường nhã nhặn, lịch thiệp, chân thành và tự tin.

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp là gì?

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp là gì?

Cách xây dựng văn hóa trong giao tiếp hiệu quả

Văn hóa giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Nó giúp tăng hiệu quả giao tiếp, giúp cuộc sống, công việc, tình duyên,... diễn ra thuận lợi hơn. Khi phỏng vấn xin việc hoặc ứng tuyển vào những vị trí quan trọng của đoàn thể, ngoài các kỹ năng cứng, những kỹ năng mềm được quan tâm nhất sẽ bao gồm: kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề,... đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Bạn cần có sự khéo léo và hơn hết, hãy xây dựng văn hóa giao tiếp thực sự ấn tượng với đối phương.

Để xây dựng văn hóa trong giao tiếp, các bạn cần chú ý đến một số điều sau đây:

Cải thiện ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ hình thể là một phần không thể thiếu giúp tạo nên một cuộc giao tiếp thành công. Do đó, khi giao tiếp bạn không nên né tránh, rụt rè giấu mình khi người khác đã chia sẻ câu chuyện với bạn. Thay vào đó, bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, tập trung vào câu chuyện dù cho bạn là người nghe hay người nói.

Một số cử chỉ, hành động đơn giản để thể hiện bạn đang chú ý đến cuộc nói chuyện như: Đứng với tư thế hai bàn tay đan nhau ở phía trước; Ánh mắt chú tâm, thi thoảng gật đầu đồng ý với quan điểm của người nói; Hạn chế các hành động, lời nói khiến đối phương cảm thấy mất thoải mái; Tuyệt đối không khoanh tay lại khi nói chuyện với người khác. Hãy tạo một không khí tự nhiên nhất để đối phương có cảm giác thoải mái chia sẻ về câu chuyện của họ với bạn. Đôi khi bạn cũng nên đặt cho họ một số câu hỏi nương theo những điều họ chia sẻ.

Cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Cải thiện ngôn ngữ cơ thể

Luyện cách nói và thái độ khi giao tiếp

Một người có kỹ năng giao tiếp tốt cần đảm bảo được sự rõ ràng, mạch lạc, tập trung vào vấn đề. Hãy chắc chắn rằng, những gì bạn chia sẻ ra đều được đối phương nghe rõ và hiểu. Đồng thời tạo cho đối phương cảm giác bạn luôn sẵn sàng giải đáp nếu như họ không hiểu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự chủ động trong cuộc giao tiếp, học cách biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Khi người khác nói, hãy tập trung vào câu chuyện của họ, chú ý đến những điều quan trọng mà bạn thắc mắc hoặc muốn bày tỏ quan điểm. Sau đó suy nghĩ về điều này, nếu không hiểu bạn cũng có thể hỏi lại. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu được nhiều thông tin hơn từ cuộc giao tiếp này.

Luyện cách nói và thái độ khi giao tiếp
Luyện cách nói và thái độ khi giao tiếp

Luyện tính kiên định trong giao tiếp

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng cuộc giao tiếp dần bị thu hẹp, nội dung trao đổi chỉ xoay quanh những câu chuyện hời hợt chốn công sở chưa? Có bao giờ bạn hỏi tại sao lại có những cuộc giao tiếp như vậy hay chưa? Tình trạng này xuất hiện từ việc bạn chưa thực hành giao tiếp kiên định bằng cách sẵn sàng cởi mở.

Trong quá trình giao tiếp, hãy thành thật với bản thân, chân thành và khéo léo trước những câu nói mình nói ra. Đừng bao giờ sợ sệt khi phải nói lên những khó khăn, những bất công mình đang gặp phải. Rất có thể khi bạn thành thật thì bạn sẽ tìm thấy được đồng minh và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ mọi người xung quanh.

Nếu ở cương vị của quản lý, bạn hãy cho phép nhân viên của mình được bày tỏ quan điểm của mình bất cứ khi nào. Vì đôi lúc họ muốn được giải quyết vấn đề với bạn. Hãy luôn cho mình cơ hội được lắng nghe, được bàn luận. Nó sẽ giúp bạn tìm ra những trở ngại và tiêu diệt chúng trước khi mọi chuyện đi quá xa.

Luyện tính kiên định trong giao tiếp
Luyện tính kiên định trong giao tiếp

Tập tính kiên nhẫn

Khi giao tiếp, bạn không nên quá nóng vội, mất kiên nhẫn mà làm gián đoạn đối phương đang nói. Hãy dành cho họ thời gian để chia sẻ vấn đề và tập trung vào nhiệm vụ của mình là lắng nghe và ghi nhớ.

Nếu gặp phải cuộc giao tiếp quá dài dòng, không đi vào vấn đề chính. Bạn có thể hít một hơi thật sâu, cho đây là một cuộc nói chuyện rất quan trọng. Cố gắng đúc rút được trọng tâm vấn đề họ đang nói. Không nên tỏ thái độ hay phớt lờ câu chuyện của đối phương.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì các bạn cũng đã hiểu được văn hóa giao tiếp là gì rồi phải không? Văn hóa giao tiếp có tầm quan trọng rất lớn với mỗi người. Để có được một cuộc giao tiếp văn hóa, các bạn hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình từ bây giờ ngay thôi.

Xem thêm: