Bản tin Tây Ninh

Quy tắc văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi người làm việc trong môi trường có phân thứ bậc. Yêu cầu này nhằm mang lại lợi ích và giá trị đối với mỗi cá nhân làm việc trong môi trường đó. Vậy cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên như thế nào cho chuẩn mực và phù hợp?

Văn hóa chào hỏi lịch sự

Một phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đó là chào hỏi. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là nét văn hóa được áp dụng trong mọi trường hợp từ xưa đến nay. Một lời chào thân thiện vào mỗi buổi sáng khi đến công ty sẽ mang đến một năng lượng tích cực. Điều này không chỉ giúp người nhận cảm thấy vui vẻ mà bản thân bạn cũng cảm thấy vui vẻ, tươi tắn và hào hứng hơn trong công việc.

Vậy thì chẳng có lý do gì mà bạn lại tiếc với những người xung quanh bạn một lời chào thân thiện phải không nào?

Văn hóa chào hỏi lịch sự
Văn hóa chào hỏi lịch sự

Sử dụng những lời nói chuẩn mực khi giao tiếp với cấp trên

Yêu cầu đầu tiên trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đó chính là tôn trọng. Cuộc giao tiếp chỉ thực sự thành công khi có sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu một trong hai đối tượng giao tiếp có thái độ không đúng, không thể hiện được thiện chí, sẽ rất khí để có cuộc giao tiếp thứ hai giữa họ.

Sự tôn trọng lại càng trở nên quan trọng hơn khi giao tiếp với cấp trên. Bởi cấp trên là người trực tiếp quản lý, giao việc và đánh giá năng lực của bạn. Hơn thế, những người đảm nhiệm vai trò lãnh đạo hẳn là người có tiếng nói, có năng lực và kỹ năng xuất sắc. Vậy nên họ sẽ rất khó chịu nếu nhân viên tỏ thái độ thiếu tôn trọng với mình.

Ở một khía cạnh nào đó, khi bạn thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với cấp trên thì cách cư xử của cấp trên cũng có phần dễ chịu và thân thiện hơn. Mặc dù điều này không phản ánh lên tính tiêu cực trong việc đối xử với nhân viên, nhưng chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng nếu nhận được sự thiện cảm từ sếp thì các lỗi nhỏ trong công việc cũng sẽ được nhắc nhở nhẹ nhàng hơn.

Sử dụng những lời nói chuẩn mực khi giao tiếp với cấp trên
Sử dụng những lời nói chuẩn mực khi giao tiếp với cấp trên

Tôn trọng công việc chính là một văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Người ta có thể thông qua deadline để đánh giá văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên, đánh giá năng lực của nhân viên. Một nhân viên có văn hóa ứng xử sẽ biết biết tôn trọng công việc, tôn trọng deadline mình được giao.

Tác phong và thái độ làm việc phần nào toát lên bản chất con người. Một người lãnh đạo tài ba, họ sẽ dựa vào điều này để quyết định giữ bạn lại với vị trí hiện tại hay không. Chính vì vậy, dù ở vị trí nào, công việc nào thì bạn cùng nên trân trọng và cống hiến hết mình để hoàn thành nó.

Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline
Tôn trọng công việc, tôn trọng deadline

Không bàn luận về chuyện đời tư của cấp trên

Điều tối kỵ nhất trong văn hóa công sở mà bạn nên tránh đó là tò mò về chuyện riêng tư của cấp trên. Trên thực tế, việc một vài nhân viên tụ tập bàn luận, phán xét hay kể một câu chuyện nào đó liên quan đến sếp diễn ra rất phổ biến. Điều này quả thực không đúng, nó làm mất đi văn hóa nơi công sở và thuần phong mỹ tục của người Việt.

Bởi, can thiệp vào chuyện không phải của mình là một tính cách xấu, không được phép xuất hiện trong môi trường công sở. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau.

Hơn thế, hình ảnh nhân viên tụ tập nói xấu một người nào đó trông rất phản cảm tại một môi trường làm việc đề cao tính nghiêm túc. Và thói xấu này không nên tồn tại trong môi trường làm việc.

Không bàn luận về chuyện đời tư của cấp trên
Không bàn luận về chuyện đời tư của cấp trên

Có chứng kiến dựa trên những lời nói có văn hóa

Thực tế cho thấy, dù ở cương vị là cấp trên hay cấp dưới thì ai cũng sẽ có những cảm xúc khác nhau. Trong công việc, cuộc sống, ai cũng muốn được bộc lộ cảm xúc không mấy tích cực để bày tỏ chứng kiến, quan điểm và chứng kiến của mình. Nhưng điều này đôi khi cũng có lợi mà cũng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên.

Có chứng kiến riêng của mình là một điều rất đáng được tôn trọng. Thậm chí tính cách này còn được đề cao trong công việc. Thế nhưng, nó chỉ được đề cao thì được biểu thị bằng những lời nói tốt đẹp. Còn nếu được thể hiện bằng những lời nói thiếu văn hóa nó sẽ vô tình đạp đổ mọi cố gắng của bạn. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy sử dụng khôn khéo ngôn ngữ, lời nói của mình sao cho phù hợp với tình ngữ cảnh giao tiếp.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn một số quy tắc văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. Đây đều là những quy tắc quan trọng, giúp bạn trở nên ấn tượng trong mắt cấp trên, trong mắt đồng nghiệp. Các bạn hãy lưu lại và áp dụng.

Xem thêm: