Bản tin Tây Ninh

Làm sao để kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân hiệu quả?

Biết cách kiềm chế cảm xúc sẽ giúp bạn có suy nghĩ rõ ràng, sáng tạo, giúp quản lý căng thẳng, tự tin và dễ dàng giao tiếp với người khác. Vậy phải làm sao để kiềm chế cảm xúc trong những lúc nóng giận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Thông thường khi gặp một rắc rối nào đó, con người ta sẽ tìm cách quy trách nhiệm cho người khác. Từ ngữ hay sử dụng khi tâm trạng nóng giận đó là “Tại anh/chị…”. Thế nhưng, nếu bạn biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận thì sẽ biết đến trách nhiệm của bản thân. Bạn sẽ tập trung giải quyết vấn đề đó thay vì đổ lỗi cho người khác. Điều đầu tiên bạn nên nghĩ trong trường hợp này đó là “Trong trường hợp này thì trách nhiệm của mình là gì? Mình làm như vậy đã đúng chưa?....”.

Làm sao để kiềm chế cảm xúc?

Làm sao để kiềm chế cảm xúc?

Học cách đối mặt với khó khăn

Khi gặp quá nhiều khó khăn và thách thức cùng một lúc, thay vì tìm cách trốn chạy thì hãy tìm cách đối mặt để vượt qua chúng. Bạn hãy tập trung tranh luận để khi vào tình huống thật sự thì có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình. Việc đối mặt và vượt qua những khó khăn không chỉ giúp rèn luyện được cách kiềm chế cảm xúc mà còn khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng đứng dậy sau những vấp ngã.

Bình tĩnh trong mọi tình huống

Việc không giữ được bình tĩnh có thể khiến bạn dễ nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Do đó, khi gặp bất cứ thử thách, khó khăn nào hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó. Điều này không thể có được trong ngày một ngày hai mà bạn phải rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

Tốt nhất trong lúc này, bạn cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Đừng bao giờ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, chủ quan để nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra sai lầm của mình.

Bình tĩnh trong mọi tình huống
Bình tĩnh trong mọi tình huống

Học cách nhìn nhận lại

Khi cảm thấy thực sự tức giận hãy xem lý do khiến bạn tức giận là gì? Hãy nghĩ xem việc bạn tức giận có giải quyết được việc gì hay không. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận và tránh được những hành động không hay.

Tránh những suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực sẽ kéo những cảm xúc theo chiều hướng đi xuống. Qua thời gian nó không những không giải quyết được vấn đề mà còn tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn.

Thay vì thế, bạn hãy thừa nhận những gì đang diễn ra ở hiện tại. Hãy tìm cách khắc phục và suy nghĩ lạc quan hơn. Chẳng hạn như nghĩ “ Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào?”. Việc này nó cũng không phải quá kinh khủng như bạn đang hình dung đâu. Ngược lại nó còn giúp bạn trở nên tốt hơn theo từng ngày.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Không có một con người nào hoàn hảo đến nỗi không mắc những sai lầm. Chính vì thế, nếu bạn chỉ tập trung vào những sai lầm của họ chỉ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và không giải quyết được vấn đề.

Tốt hơn hết nên dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Sử dụng thời gian và đầu óc để tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra. Lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ phát huy tối đa tác dụng để giải tỏa những khúc mắc giữa các bên.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Không giữ thù hận hay ác cảm

Việc giữ trong người lòng hận thù hay ác cảm với một ai đó chỉ khiến bạn tiêu hao năng lượng và thời gian lãng phí. Thậm chí nó còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, đẩy cảm xúc xuống một mức tiêu cực nhất.

Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc? Bạn hãy để mọi thứ qua đi, học cách bao dung, tha thứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù. Hãy chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

Không gửi mail trong cơn giận dữ

Trong cơn tức giận, bạn sẽ không thể nào viết ra những điều tốt đẹp. Những câu từ bạn viết rất có thể sẽ gây tổn thương cho người khác, thậm chí còn phá hỏng tương lai của bạn. Các tốt nhất trong lúc này đó là hãy để tâm trạng bình tĩnh hơn rồi mới tiếp tục giải quyết công việc.

Không gửi mail trong cơn giận dữ
Không gửi mail trong cơn giận dữ

Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, thay vì nổi nóng thì bạn hãy bình tâm lại, tìm cho mình một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Sau đó viết ra những điều tốt đẹp mà bạn nhận được từ người đó. Sử dụng cách đánh giá khách quan về lỗi lầm của người khác là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì bạn cũng hiểu được cách làm sao để kiềm chế cảm xúc rồi phải không? Việc biết cách kiềm chế cảm xúc khóc, tức giận sẽ giúp bạn tránh được nhiều suy nghĩ, hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến bạn và những người xung quanh. Hãy biến mình thành một con người giàu lòng yêu thích, bao dung và biết cách kiềm chế cảm xúc.

Xem thêm: