Bản tin Tây Ninh

Ăn chay & tất tần tật điều người mới cần biết

Ăn chay là xu hướng ăn uống đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn có ý định ăn chay thì dưới đây là tất tần tật những thông tin liên quan mà bạn nên biết.

Nếu như trước đây ăn chay chỉ thuộc về những người theo đạo thì ngày nay, ăn chay là một hoạt động phổ biến được người người, nhà nhà áp dụng. Đối với nhiều người thì ăn chay là vì niềm tin đối với tôn giáo, nhưng đối với nhiều người khác thì ăn chay còn để bảo vệ sức khỏe của mình và bảo vệ môi trường. Còn bạn, bạn thuộc nhóm người nào?

Cho dù mục đích ăn chay của bạn là gì đi chăng nữa thì nếu là người mới bắt đầu ăn chay, bạn nên biết trước những kiến thức sau đây.

Ăn chay 1

Ăn chay là gì? Các hình thức ăn chay

Khái niệm ăn chay

Ăn chay còn được gọi là trai giới hoặc trai lạt. Đây là chế độ ăn uống đặc biệt chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và không ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tùy vào từng trường phái ăn chay khác nhau mà trong thực đơn có thể có thêm trứng hoặc sữa.

Các trường phái ăn chay phổ biến nhất:

  • Ăn chay tuyệt đối: Là trường phái ăn chay hoàn toàn mà không sử dụng bất cứ thực phẩm nào liên quan đến động vật.
  • Ăn chay có trứng: Là trường phái ăn chay có trứng, nhưng không ăn động vật và sữa.
  • Ăn chay có sữa: Là trường phái không ăn động vật và trứng nhưng có uống sữa.

>>> Xem thêm: Sữa dành cho người ăn chay

  • Ăn chay có trứng + sữa: Là trường phái ăn chay có trứng + sữa nhưng không ăn động vậy.
  • Ăn chay kiêng thịt động vật 4 chân: Là trường phái không ăn thịt động vật có 4 chân, ít khi ăn gia cầm nhưng vẫn ăn cá và các thực phẩm đến từ biển.
  • Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: Là trường phái giống với ăn chay tuyệt đối, đồng thời không ăn thêm các loại rau có mùi đặc trưng như hành, tỏi, hẹ,...

Các hình thức ăn chay

Có 2 hình thức ăn chay phổ biến:

Ăn chay kỳ: Là hình thức ăn chay theo thời gian nhất định trong tháng hoặc trong năm, gồm:

  • Nhị trai: ngày 1 và 15 hàng tháng
  • Tứ trai: ngày 1, 8, 15, 23 hoặc ngày 30, 1, 14, 15 hàng tháng
  • Lục trai: ngày 8, 14, 15, 23, 29, 30 hàng tháng (nếu tháng thiếu thì ăn vào ngày 28, 29)
  • Thập trai: ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 hàng tháng (nếu tháng thiếu thì ăn vào ngày 27, 28, 29)
  • Nhất ngoạt trai: ăn chay 1 tháng trong năm, gồm tháng 1, tháng 7 và tháng 10
  • Tam ngoạt trai: ăn chay 3 tháng trong năm, gồm tháng 1, tháng năm, tháng 9

Ăn chay trường: Là hình thức ăn chay kéo dài liên tục, chấm dứt việc ăn mặn, có thể kéo dài hết cuộc đời.

Ăn chay là ăn những gì?

Ăn chay 2

Về cơ bản thì ăn chay sẽ bao gồm các món ăn được làm từ thực vật. Đối với một số trường phái thì có hoặc không có trứng và sữa.

Cụ thể, dưới đây là các loại thực phẩm thường được dùng trong ăn chay:

  • Trái cây: táo, chuối, cam, lê, dưa, đào
  • Rau: rau xanh các loại, măng tây, bông cải xanh, cà chua, cà rốt
  • Ngũ cốc: lúa mạch, kiều mạch, gạo, yến mạch
  • Đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng
  • Hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ, hạt chia
  • Chất béo lành mạnh: dầu dừa, dầu ô liu, bơ
  • Protein: đậu phụ, tảo xoắn, trứng và các sản phẩm từ sữa

>>> Nên xem: Ăn chay không được ăn những gì?

Ăn chay để làm gì?

Lợi ích của ăn chay

Ăn chay mang đến các lợi ích sau đây:

  • Giảm nguy cơ béo phì, hỗ trợ giảm cân
  • Giúp trẻ lâu, tăng tuổi thọ
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Hạn chế rối loạn tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Giúp con người tĩnh tâm, thư thái hơn
  • Giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường

Ăn chay có đủ chất dinh dưỡng không?

Nếu xét về mặt dinh dưỡng thì ăn chay không khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, bởi trong các nguyên liệu dùng để làm đồ ăn chay thì đều chứa chất bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất, muối và nước. Chỉ cần áp dụng chế độ ăn đa dạng, cân bằng và đầy đủ những chất nói trên thì không lo cơ thể bị thiếu chất.

Nếu đem so sánh các chất này có trong động vật thì ở thực vật tỷ lệ có phần cao hơn, ví dụ:

  • Chất đạm: 100g thịt chỉ có 20 - 22g chất đạm nhưng họ hàng nhà đậu lại có 25 - 35g.
  • Chất béo: Trong 100g thịt mỡ lợn có 99,6g chất béo, còn trong 100g dầu thực vật có 99,7g.

Không những không thiếu chất mà ngược lại, nguyên liệu dùng làm đồ chay còn dồi dào các chất khác cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, folic, đồng, kẽm, selen, vitamin A, vitamin B,...

Ý nghĩa của việc ăn chay

  • Theo khoa học: Đó là chế độ ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư,... Đồng thời, ăn chay giúp bảo vệ môi trường, thể hiện sự nhân đạo và tình thương đối với các loài động vật.
  • Theo Phật giáo: Ăn chay là một trong những việc làm giúp con người tu sửa, giảm bớt lòng tham, bản ngã và trở về với sự đơn giản, khiêm nhường. Ý nghĩa sâu xa trong việc ăn chay là để nuôi dưỡng hạt giống yêu thương, lòng từ bi, từ bỏ điều ác, tích cực làm điều thiện, từ đó tâm hồn sẽ an yên hơn.

Ăn chay 3

Ăn chay như thế nào khoa học, hợp lý?

Ăn chay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tâm hồn, tuy nhiên nó chỉ có khi bạn thực hiện đúng cách. Cụ thể:

  • Phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng: Mặc dù ăn chay nhưng bạn phải đảm bảo cơ thể có đủ các chất sau: tinh bột, chất đạm, vitamin D, canxi, kẽm,... Nếu bạn không biết nên ăn gì để đủ chất thì nên hỏi chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn chay phù hợp với bản thân.
  • Ăn đủ lượng protein cần thiết: Protein có nhiều trong các loại hạt và ngũ cốc, nếu bạn ăn quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể tăng cân, hoặc nếu ăn quá ít thì cơ thể sẽ thiếu chất. Hãy tính toán sao cho mỗi ngày cơ thể bạn nhận được từ 20 - 30 gam protein là được.
  • Kết hợp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Gồm bột đường (có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì, ngũ cốc) + chất đạm (có trong các loại đậu) + chất béo (có trong các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phộng,...) + vitamin và khoáng chất (có trong rau, củ, quả, trái cây).
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Đó là chế độ gồm 50% ngũ cốc + 33% rau và trái cây + 17% thực phẩm khác (đây cũng là chế độ ăn giúp bạn kiểm soát cân nặng).
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn: Đây là cách để cơ thể được dung nạp nhiều loại thực phẩm khác nhau, đồng thời thay đổi khẩu vị giúp bạn đỡ chán ngán hơn khi lặp đi lặp lại một vài món đơn giản.

Lưu ý: Nếu trong quá trình ăn bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy tạm ngưng để hỏi chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Bạn có thê rudnfg thêm vitamin nhưng không được thay thế cho bữa ăn.

Hi vọng với những thông tin nói trên đã giúp bạn hiểu về ăn chay và biết cách thực hiện đúng. Để ăn chay mang lại hiệu quả thì bạn nên đọc thêm các quyển sách về ăn chay hoặc hỏi các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ ăn phù hợp với bản thân mình.

Xem thêm: