Bản tin Tây Ninh

Quy chế là gì? Những điều cơ bản cần biết về quy chế

Mỗi cơ quan, tổ chức, các công ty doanh nghiệp đều đưa ra những quy chế riêng để thể hiện các nguyên tắc, chế độ làm việc,... nhằm đảm bảo tính kỷ luật, công bằng và hài hòa trong bộ máy hoạt động. Vậy cụ thể quy chế là gì?

Quy chế là gì?

Mỗi đơn vị, cơ quan từ nhà nước đến tư nhân đều cần có những quy chế để quy định mọi việc liên quan đến đơn vị, cơ quan đó như chế độ làm việc, quy định công ty, quan hệ công tác, nguyên tắc, công tác nhân sự,...

Các quy chế sẽ được quy định một cách rõ ràng, minh bạch. Các quy chế được đưa ra luôn kèm theo những yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính quy tắc. Mục đích của những quy chế đó là giúp các công ty và doanh nghiệp đảm bảo tính kỷ luật, hài hòa trong cơ cấu hoạt động, đảm bảo đúng những nguyên tắc được đề ra.

Qua đó, chúng ta có thể giải thích quy chế là gì như sau: Quy chế là một văn bản hay toàn bộ các văn bản chứa các quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội. Các quy phạm này sẽ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. Quy chế có hiệu lực bắt buộc đối với mọi thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Hiểu theo một cách đơn giản nhất, quy chế là một văn bản hoặc nhiều văn bản của một công ty, doanh nghiệp nào đó có chứa các quy phạm pháp luật hoặc những quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền bản theo một trình tự, một thủ tục nhất định. Khi quy chế này được ban hành thì mọi thành viên trong công ty, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo.

Quy chế là gì?
Quy chế là gì?

Các yếu tố ban hành ra quy chế

Ở Việt Nam, chưa có một quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành quy chế. Thế nhưng, trên thực tế tính pháp lý của các quy chế vẫn được pháp luật thừa nhận. Do đó, quy chế do doanh nghiệp ban hành thường dựa vào Luật Doanh nghiệp và một số các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành, nghề mà doanh nghiệp hoạt động.

Trong đó, 3 yếu tố chính để đề ra các quy chế ở các cơ quan, tổ chức là:

  • Yếu tố pháp lý: Các quy chế do cơ quan, tổ chức ban hành không được trái với các quy định của pháp luật nhà nước. Nếu trái pháp luật, cá nhân có quyền không tuân thủ. Thậm chí, người đề ra quy chế đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Tính thực tiễn: Các quy chế đưa ra phải đảm bảo phù hợp với các hoạt động của công ty, tổ chức. Nếu không phù hợp, rất có thể nó sẽ gây ra tác động xấu.
  • Tính hiệu quả: Vai trò của quy chế là góp phần tạo ra hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Khi được áp dụng phải đảm bảo sự ủng hộ, tôn trọng và thực thi bởi những người thuộc tổ chức đó. Các quy chế của công ty, doanh nghiệp đưa ra có thể ban hành dưới dạng độc lập hoặc ban hành dựa theo các nghị định chính phủ.
Các quy chế khi được ban hành cần phát huy được tính hiệu quả
Các quy chế khi được ban hành cần phát huy được tính hiệu quả

Nội dung của quy chế

Sau khi nắm rõ quy chế là gì rồi thì chắc hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn về nội dung của quy chế. Trên thực tế, tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà quy chế được ban hành với nội dung khác nhau. Tuy nhiên, một quy chế cơ bản được ban hành cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Các quy định chung về cơ cấu bộ máy hoạt động của đơn vị, tổ chức.
  • Quy định chi tiết về các hoạt động nội bộ như trình tự, thủ tục các cuộc họp, quy trình phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, trình tự, thủ tục lựa chọn cán bộ quản lý,...
  • Quy định về hành chính, nhân sự như quy chế về công tác, quy chế khen thưởng và kỷ luật, quy chế về lương và trợ cấp, quy chế về quản lý tài chính và kiểm toán,…
  • Các nội dung khác liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ của công ty, doanh nghiệp đó.
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ có nội dung quy chế khác nhau
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ có nội dung quy chế khác nhau

Các yếu tố đảm bảo hệ thống quy phạm nội bộ của doanh nghiệp

Để xây dựng và ban hành một văn bản quy chế hợp pháp, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, công ty và đảm bảo tính khoa học, ứng dụng là chuyện không hề dễ dàng. Cũng như các văn bản quy chế khác, hệ thống quy phạm nội bộ của doanh nghiệp khi được ban hành cần được đảm bảo 3 yếu tố sau:

  • Tính hợp pháp: Quy chế nội bộ doanh nghiệp không được trái với các quy định của pháp luật.
  • Tính thực tiễn: Quy chế nội bộ doanh nghiệp cần đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành. Đồng thời nó phải phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Tính hiệu quả: Một quy chế nội bộ doanh nghiệp khi được ban hành cần đảm bảo vai trò tại hành lang pháp lý cho tổ chức. Góp phần tích cực vào công tác quản lý mọi hoạt động của tổ chức. Khi được thực thi pháp đảm bảo được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi quy chế là gì rồi phải không? Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>>>> Xem thêm: