Bản tin Tây Ninh

Một số lưu ý khi làm hợp đồng cọc đất bạn cần biết

Hợp đồng cọc đất là một trong những hình thức được sử dụng phổ biến trong giao dịch mua bán để chắc chắn hơn về mảnh đất mình sắp mua không bị chuyển nhượng cho người khác. Vậy khi làm hợp đồng cọc cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân biệt rõ tiền đặt cược và tiền trả trước

Xét về hình thức, tiền đặt cọc và tiền trả trước đều là khoản tiền mà bên mua đưa cho bên bán để đảm bảo hợp đồng sẽ được giao kết. Về bản chất, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt và không thể đánh đồng như sau. Cụ thể:

  • Đặt cọc là việc bên mua giao cho bên bán một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị khác trong một thời gian nhất định để đảm bảo thực hiện giao kết.
  • Trả tiền trước là hình thức bên mua trả trước một khoản tiền cho bên bán. Nói theo một cách đơn giản chính là việc bên mua thực hiện nghĩa vụ của mình.

Vì bản chất của hai hình thức có sự khác nhau nên khi có vi phạm xảy ra thì tùy vào mình thức mà hậu quả pháp lý cũng có sự không giống nhau.

  • Với hình thức cọc đất, nếu hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên mua hoặc trừ vào số tiền mà bên mua phải trả. Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tiền đặt cọc sẽ được trả về cho bên đặt cọc, kèm theo một số tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cược.
  • Với hình thức trả tiền trước, nếu bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện hợp đồng thì số tiền trả trước sẽ được hoàn lại cho bên đã trả mà không có bất cứ một khoản phạt nào.
Phân biệt rõ tiền đặt cược và tiền trả trước
Phân biệt rõ tiền đặt cược và tiền trả trước

Minh bạch khoản tiền bồi thường, phạt cọc khi có xảy ra tranh chấp

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó, bên vi phạm sẽ phải nộp một khoản tiền theo thỏa thuận cho bên bị vi phạm. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chỉ cần chịu phạt vi phạm và không cần bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm, vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trong giao dịch mua bán nhà, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc là quyền lợi hợp pháp của người mua. Bởi lẽ, số tiền dùng để giao dịch bất động sản thường rất lớn, giá trị chuyển nhượng cao. Nếu chẳng may bên bán bất ngờ “hủy kèo” thì bên mua sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn.

Do đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì bên bán phải hoàn lại số tiền đặt cọc. Đồng thời phải trả cho bên mua một khoảng tiền bồi thường hoặc một khoảng phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Minh bạch khoản tiền bồi thường, phạt cọc khi có xảy ra tranh chấp
Minh bạch khoản tiền bồi thường, phạt cọc khi có xảy ra tranh chấp

Nên công chứng hợp đồng đặt cọc

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc phải thực hiện công chứng hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý khi tranh chấp xảy ra, cả người mua và người bán vẫn nên thực hiện công chứng hợp đồng.

Để thực hiện các thủ tục công chứng, các bên cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng, bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng và các giấy tờ liên quan khác.

Hồ sơ khi nộp tại tổ chức hành nghề công chứng sẽ được công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, hợp pháp sẽ được thụ lý, tiến hành công chứng theo quy định.

Nên công chứng hợp đồng đặt cọc
Nên công chứng hợp đồng đặt cọc

Nên sử dụng người làm chứng hoặc vi bằng

Với các hợp đồng không có công chứng, hợp đồng tự soạn thảo sơ sài, việc giao dịch tiền bạc, tài sản sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tốt nhất, khi đặt cọc tiền mua đất, các bên nên đến văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn, lập vi bằng về việc đặt cọc.

Tại đây, cán bộ phụ trách sẽ xem xét các giấy tờ liên quan, tư vấn các điều khoản và trực tiếp soạn thảo hợp đồng đặt cọc. Sau đó, thừa phát sẽ lập vi bằng về việc đặt cọc, các bên sẽ ký tên và giao tài sản.

Vi bằng về đặt cọc tiền mua đất sẽ bảo đảm cho người mua an toàn về vấn đề pháp lý. Ngoài ra, nó còn giúp việc giao dịch trở nên thuận lợi hơn. Đồng thời là ũ khí sắc bén để người mua thương lượng, giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.

Người làm chứng giao dịch hợp đồng đặt cọc tiền mua nhà đất là không bắt buộc nhưng nên có để củng cố tính pháp lý. Người làm chứng phải đảm bảo không có bất cứ mối quan hệ họ hàng, thân quen gì với các bên. Trong hợp đồng nên nêu rõ thông tin cá nhân của người làm chứng và xác nhận về việc làm chứng.

Nên sử dụng người làm chứng hoặc vi bằng
Nên sử dụng người làm chứng hoặc vi bằng

Trên đây là một số những lưu ý khi làm hợp đồng cọc đất bạn cần biết. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi trên đây thực sự hữu ích, giúp các bạn hiểu hơn về cách thức làm hợp đồng đặt cọc tiền mua nhà đất.

>>>> Xem thêm: