“Vũ khí” phòng chống lại dịch tả heo châu Phi
Các quốc gia châu Á đang cố gắng để kiểm soát dịch tả heo châu Phi, trong đó có Việt Nam. Đây là một dịch bệnh đe dọa đến đời sống của hàng triệu gia đình có nguồn thu chính chủ yếu từ việc chăn nuôi heo.
Tình hình dịch tả heo châu Phi ở nước ta
Virus dịch tả heo châu Phi đã lan nhanh từ châu Phi qua châu Á và châu Âu. Đàn heo có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với heo nuôi hoặc heo rừng đang bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, thức ăn, quần áo và các thiết bị tại trang trại cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh lây lan nhanh.
Ở Việt Nam theo thống kê đã có tới 4.7 triệu con heo đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng lên đến 270.000 tấn và chiếm khoảng 7% trọng lượng thịt heo của cả nước. Đây là một thách thức lớn đối với nghành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Hơn 4.7 triệu con heo đã bị tiêu hủy ở Việt Nam
Loại virus dịch tả rất dễ lây lan và không có vắc xin phòng chống bệnh, gây tử vong ở lợn nhưng không gây nguy hiểm đối với người. Ngoài ra, đa phần những hộ chăn nuôi ở nước ta hiện này đều có quy mô nhỏ lẻ, nên việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan là rất khó khăn.
“Vũ khí” phòng chống lại dịch tả heo châu Phi
Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra khuyến cáo cho những hộ dân chăn nuôi nên áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đây được xem là “vũ khí” để có thể bảo vệ đàn heo trước dịch tả heo châu Phi đang bùng phát mạnh mẽ.
Từ tháng 2/2019, bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hầu hết các tỉnh trên cả nước. Đến nay dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến vô cùng phức tạp, gây nhiều thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và xã hội. Để đảm bảo chủ động nguồn thực phẩm sạch cuối năm 2019, đặc biệt là dịp tết nguyên đán 2020 thì Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến sẽ huy động người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu thịt heo và giúp kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Thực hiện nuôi heo theo hướng an toàn sinh học, phòng chống dịch tả heo châu Phi
Theo thống kê của ngành chức năng, xu hướng nuôi heo theo quy trình an toàn sinh học VietGAP đã ngày càng được các hộ nông dân áp dụng và thực hiện. Đến nay đã có 282 trang trại và 22.700 hộ chăn nuôi heo thực hiện theo hình thức này.
An toàn sinh học có thể được nhìn nhận như một phép thử quan trọng để đẩy mạnh cơ cấu phát triển ngành chăn nuôi và kiểm soát dịch tả heo châu Phi tốt hơn. Dự báo sản lượng heo cung cấp ra thị trường sẽ giảm ít nhất 10% trong năm nay.
Xem thêm: