Bản tin Tây Ninh

Bệnh khảm lá trên cây khoai mì (sắn) và những biện pháp phòng trừ

Con số 31.304 ha là diện tích trồng cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tại 15 tỉnh và thành phố trên cả nước, trong đó có tỉnh Tây Ninh. Tình trạng căn bệnh nhiễm khảm lá ở cây sắn đang diễn ra trên diện rộng và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Tình hình bệnh khảm lá trên cây sắn tại Tây Ninh

Loại bệnh này có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus, được lan truyền qua bọ phấn trắng và qua hom giống cây sắn. Đây được xem là một căn bệnh nguy hiểm và rất khó phòng trừ. Một khi căn bệnh lây nhiễm trên diện rộng thì gây thiệt hại rất lớn. Đối với cây nhỏ mà bị mắc bệnh thì sẽ không cho thu hoạch, còn cây lớn thì không cho năng suất, chất lượng khoai mì không đảm bảo.

Bệnh khảm lá trên cây khoai mì (sắn) và những biện pháp phòng trừ 1

Xuất hiện bệnh khảm lá gây thiệt hại lớn cho người dân trồng sắn

Nguyên nhân chủ yếu là do vụ mùa sản xuất của cây sắn diễn ra liên tục, tạo điều kiện thuận lợi để lây nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng khan hiếm nguồn giống sạch khiến người dân từ lâu có thói quen tự để giống sắn. Trong khi giống sắn tự để không đảm bảo, là nguyên nhân khiến bệnh khảm xuất hiện và lan rộng.

Triệu chứng của bệnh khảm khi xuất hiện là những khảm vàng loang lổ trên lá, nếu mức độ nặng có thể làm cho lá xoăn, nhăn nhúm và cong lại.

Theo Thống kê của Cục bảo vệ Thực vật tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối tháng 7/2019, tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn phân bố tại 38 huyện là 26.935,4 ha (chiếm 84% tổng diện tích nhiễm bệnh của cả nước).

Một số biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá trên cây sắn

Trước sự bùng phát và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh khảm lá trên cây sắn, Sở NN và PTNT tỉnh Tây Ninh đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ sau:

  • Chọn giống cây: Nên chọn giống kháng bệnh không nhiễm các loại bệnh như KM 94, KM 95. Tuyệt đối không nhập giống từ các vùng đang có dịch về trồng.
  • Áp dụng biện pháp luân canh: Đó là sử dụng nhiều loại cây trồng trong một năm có thể là sắn hoặc một số cây ký chủ của loài bọ phấn là cây cà chua, cà pháo, khoai tây, ớt, bầu, bí...
  • Phun thuốc bảo vệ thực vật: Đối với những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh thì cần phải phun thuốc trước khi bắt đầu vụ gieo trồng mới. Pymetrozine là một trong số loại thuốc bảo vệ thực vật phổ biến. Người dân phun đều toàn bộ tán lá sắn và phun vào thời gian khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng sẽ đạt hiệu quả cao.
  • Khoanh vùng và tiêu hủy nguồn bệnh: Với ruộng sắn có tỷ lệ nhiễm bệnh <70% thì người dân nên tiến hành nhổ những cây bị bệnh bao gồm cả củ và đem đốt. Với những ruộng sắn có tỷ lệ nhiễm bệnh >70% thit tiến hành nhổ toàn bộ ruộng.

Bệnh khảm lá trên cây khoai mì (sắn) và những biện pháp phòng trừ  2

Thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá trên cây sắn

Trước sự lây lan nhanh chóng của bệnh khảm lá trên cây sắn, các địa phương nên thực hiện đúng các biện pháp phòng trừ bệnh. Ngăn tình trạng lây lan trên diện rộng và làm ảnh hưởng đến những khu vực khác.

Xem thêm: