Bản tin Tây Ninh

Tìm hiểu hội chứng Tic ở trẻ em & người lớn

Hội chứng Tic ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn. Và chữa bệnh Tic cho trẻ cũng dễ dàng hơn nhiều so với chữa bệnh Tic cho người lớn.

Tìm hiểu hội chứng Tic ở trẻ em

Bệnh Tic là căn bệnh xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn, trong đó trẻ em là đối tượng thường bị mắc bệnh Tic hơn cả. Có khoảng 20% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ xuất hiện bệnh Tic ở bé nam thường cao hơn so với bé nữ.

Tìm hiểu hội chứng Tic ở trẻ em & người lớn 1

Cách nhận biết: Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện và mức độ bệnh Tic khác nhau. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh Tic của trẻ thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét;
  • Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm;
  • Nói các câu hoặc từ lặp đi lặp lại, không phù hợp với hoàn cảnh, lặp lại lời của chính mình hoặc nhại giọng người khác;
  • Vỗ vào người, cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…

Nguyên nhân gây bệnh Tic ở trẻ em được cho là:

  • Nhiễm chất gây dị ứng hoặc hóa chất;
  • Do di truyền;
  • Ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử;
  • Bẩm sinh;
  • Ảnh hưởng của đột quỵ, chấn thương đầu hoặc nhiễm trùng;
  • Do bệnh thoái hóa thần kinh gây ra hội chứng Tic trẻ em;
  • Do ảnh hưởng của quá trình mang thai (mẹ uống rượu bia, chất kích thích);
  • Biến chứng trong quá trình sinh;
  • Trẻ nhẹ cân;
  • Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.

Khi nhận thấy những bất thường ở trẻ trong vận động và âm thanh, không loại trừ khả năng trẻ đã bị bệnh Tic. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh để tìm phương pháp điều trị bệnh Tic phù hợp. Nếu không bệnh sẽ kéo dài dai dẳng đến khi trẻ trưởng thành và việc điều trị lúc này sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Tìm hiểu hội chứng bệnh Tic ở người lớn

Cứ 10 người lớn thì sẽ có 1 người bị bệnh Tic. Hội chứng Tic ở người lớn thường khởi phát từ khi nhỏ nhưng không được điều trị và kéo dài đến khi trưởng thành. Khi này việc chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, đồng thời tác hại của bệnh cũng nặng nề hơn.

Tìm hiểu hội chứng Tic ở trẻ em & người lớn 2

Cách nhận biết: Biểu hiện bệnh Tic ở người lớn cũng không giống nhau, mỗi đối tượng sẽ có những triệu chứng khác nhau như là:

  • Tic đơn giản: Khịt mũi, nháy mắt, giật cơ mặt hoặc miệng, giật cơ ở cổ hoặc bụng, ho, đằng hắng cổ họng, thở rít, ngáy…
  • Tic phức tạp: Cắn môi, đập đầu vào tường, nhún nhảy tự phát, nhại lại động tác của người khác, nói tục, nói bậy không phù hợp với hoàn cảnh, nhại lời người khác…
  • Ngoài ra còn có các biểu hiện như: Giật ngón tay, nhăn mặt, nhún vai, vuốt tóc, cắn vào lưỡi, lắc đầu, gập cổ trước, sau hoặc 2 bên, lẩm bẩm, càu nhàu, thở rít, đánh hơi…

Nguyên nhân của hội chứng Tic ở người lớn chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân được cho là:

  • Đột biến gen;
  • Di truyền từ bố mẹ;
  • Ảnh hưởng của chấn thương vùng đầu, nhiễm trùng não, tổn thương sau phẫu thuật…
  • Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh Tic xuất hiện từ nhỏ nhưng không được phát hiện và điều trị dẫn đến mãn tính và kéo dài đến khi trưởng thành.

Bệnh Tic không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần phải biết cách nhận biết và điều trị bệnh Tic phù hợp để ngăn chặn những tác hại không mong muốn.

Xem thêm: